Hướng dẫn xông nhà bằng ngải cứu giúp phòng cảm cúm

Thần Cơ tiên tử Biên tập bởi: - Ngày: 09/09/2021 02:41:12

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 lây lan khó kiểm soát, các gia đình hãy chuẩn bị một số loại dược liệu rất dễ tìm để xông phòng dịch. Tất cả các bài xông này đều được chọn lựa rất kỹ, có tác dụng phòng cảm cúm truyền nhiễm và tốt nhất với cúm virus. Cây ngải cứu là một loài thực vật rất phổ biến và thân thuộc với đời sống của chúng ta, là phương thuốc chữa bệnh dân gian. Blog Số đề sẽ hướng dẫn bạn cách xông nhà bằng ngải cứu giúp phòng cảm cúm.

Hướng dẫn xông nhà bằng ngải cứu giúp phòng cảm cúm 1450626399

Ngải cứu là gì?

Ngải cứu hay ngải, là một loài thực vật phổ thông. “Bản thảo cương mục” điều tả về hình dạng, tính chất của nó: “loài cỏ này sống nhiều năm trên núi, tháng hai nảy mầm mọc thành khóm. Thân mọc thẳng, màu trắng cao bốn năm thước. Lá phát triển tứ phía, hình dạng giống như cây ngải. Bắt đầu khô khi sương giá”. Ngải cứu có vị đắng hơi cay, mùi hắc, tươi thì tính ấm, khô thì tính nóng có tác dụng làm tan hàn thấp, thông kinh, sát trùng... Cây ngải cứu đã được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và trong Đông y như:

  • Trong châm cứu: Sử dụng làm ngải cứu làm điếu ngải dùng cho máy cứu ngải giúp hỗ trợ các bệnh đau cơ, đau khớp, thoái hóa cột sống…

  • Trong trị liệu massage: Sử dụng ngải cứu làm tinh dầu ngải, giúp giảm đau mỏi chân tay, nhức mỏi khớp, tăng cường lưu thông khí huyết…

  • Trong thực phẩm: Sử dụng ngải cứu làm món ăn chữa bệnh, giúp giảm đau bụng, tăng cường tuần hoàn máu lên não, giảm đau do thấp khớp, hỗ trợ an thai... Ngoài ra, nước ngải cứu còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ, trị ho, cảm cúm, đau họng, đau đầu…

  • Trong làm đẹp: Sử dụng lá ngải cứu tươi đắp mặt sẽ giúp trị mụn nhọt, mẩn ngứa.

  • Trong Đông y: Sử dụng ngải cứu để làm tinh dầu ngải, sắc hay kết hợp với các vị thuốc Đông y khác để làm thành các bài thuốc cực kỳ hiệu quả trong chữa bệnh thường gặp như điều hòa kinh nguyệt, trị ho hoặc cảm cúm do lạnh, điều trị chứng chán ăn, suy nhược cơ thể, giảm mụn trứng cá, làm đẹp da... Lá ngải cứu giã nát, đắp lên vết thương sẽ giúp cầm máu, mau lành hơn. Ngải cứu còn được nhiều người dùng để xông hơi bởi có nhiều hiệu quả trong việc làm thông kinh lạc, dưỡng sinh, tăng khả năng miễn dịch…

  • Trong cuộc sống thường ngày: Sử dụng ngải cứu làm tinh dầu ngải để xông thơm phòng, làm sạch không khí, tránh các bệnh dị ứng và các bệnh đường hô hấp…

Hướng dẫn xông nhà bằng ngải cứu giúp phòng cảm cúm 1450626399

Tác dụng phong thủy của ngải cứu

Trong phong thủy, ngải cứu được tôn sùng là một thứ cỏ thần có thể trừ tà, khử chướng khí, xua cái lạnh lẽo ẩm thấp, tinh lọc bách độc. Đối với người xưa, bệnh tật, ruồi muỗi, rắn rết cũng chính là những loài ma quỷ tai ác hại người, do đó, họ thường treo ngải cứu lên trước cửa nhà, vừa để xua đuổi ruồi muỗi rắn rết, vừa để xua đuổi tà ma, nhất là vào ngày Tết Đoan Ngọ. Sách “Kinh Sở tuế thời ký” viết: “Con người hái lá ngải cứu, đem treo trước cửa nhà, có thể trừ khí độc”.

Ngải cứu là vật thuần dương, trong phong thủy có thể dùng để chuyển hóa năng lượng trên các đồ vật, đồ gia dụng cũ. Theo quan niệm ngày xưa, đốt một ít lá ngải cứu đem xông trước những đồ vật hoặc đồ gia dụng cũ khoảng ba mươi giây, có thể trừ khử khí xấu của đồ vật cũ, đem đến tài vận thịnh vượng, mọi việc xuôi chèo mát mái.

Hướng dẫn xông nhà bằng ngải cứu giúp phòng cảm cúm 1450626399

Cách xông nhà bằng ngải cứu

Nên chọn lá ngải cứu. Là cây ngải cứu thường thấy ở chợ, thường ăn/và hoặc lấy cây ngải cứu rừng (ngải cứu dại) cũng tốt. Lấy cả lá già. Không sẵn lá khô, thì lấy tươi, tuốt ra, phơi/hong gió 1 lúc cho hết nước và sao (rang) lửa nhỏ, đảo liên tục cho đến khi khô hẳn có thể đốt được (không dùng que ngải cứu thường thấy dùng để cứu chữa bệnh). Từ xa xưa, cha ông ta đều chọn nó.

Và điều đặc biệt quan trọng là trên thực nghiệm khoa học xác nhận, chỉ cần xông 10gam ngải cứu khô cho diện tích phòng 70m vuông, giúp giảm đến 90% virus khuẩn lạc cúm, siêu vi quai bị, Rhinovirus, Adenovirus, siêu vi mụn phỏng. Xông một lần đã thấy ngay hiệu quả!

Cách xông:

  • Xông khói. Nghĩa là phải dùng khói khi đốt ngải cứu để lan tỏa trong nhà, nhất là các ngóc ngách, bề mặt, gầm gậm…

  • Vón siết nắm ngải cứu cho dính bện vào nhau như cái mồi.

  • Để vào đĩa/khay... và đốt cho cháy dần dần, khói trắng bốc lên.

Trình tự xông: Từ trong ra ngoài, từ trên tầng cao xuống dưới. Không cần đóng cửa kín mít.

Thời gian xông: Khi đang trong mùa dịch bệnh/ở vùng dịch bệnh cúm, cứ 2-3 ngày xông khói ngải cứu 1 lần.

Hướng dẫn xông nhà bằng ngải cứu giúp phòng cảm cúm 1450626399

Cách dùng ngải cứu xông người (xông mặt)

Phương pháp này dùng cho cả người có triệu chứng cúm trong 7 ngày đầu.

- Dược vật: Lá ngải cứu tươi 100g, lá bạch đàn tươi 50g (có thể thay thế bằng lá hương nhu tía/trắng (miền Nam gọi là é tía, é trắng và vị này của chúng ta hoàn toàn có thể thay thế vị hoắc hương), rau giấp (diếp) cá tươi 50g.

- Cách xông:

Đổ 600ml nước, sắc trong khoảng 10 phút.

Chắt lấy 100-150ml để riêng ra trước để uống sau khi xông mặt.

Để nguyên cả nồi nước lá đang bốc hơi nóng, từ từ đưa mặt (chủ yếu vị trí mồm, mũi) vào, giữ khoảng cách sao cho sức nóng vừa phải, hít thở tự nhiên nhưng thật sâu giống như đang ngửi mùi hương thơm quyến rũ vậy.

Khi nhiệt hơi giảm dần, để mặt sát hơn.

Xông đến khi hết hơi nóng bốc lên là được.

Không cần trùm khăn kín.

Xông xong, uống phần nước đã chắt riêng ra ban đầu.

- Thời gian xông: Khi đang mùa/ở trong vùng dịch bệnh truyền nhiễm, cứ 1-2 ngày xông 1 lần.

Hướng dẫn xông nhà bằng ngải cứu giúp phòng cảm cúm 1450626399

Kết luận

Trên đây toàn bộ thông tin về lưu ý, cách xông nhà bằng ngải cứu mà blogsode.com chia sẻ. Mong rằng bài viết sẽ giúp quý bạn đọc có thêm kiến thức, phương pháp xông nhà hiệu quả mới.

Tags liên quan:

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.

Tin xem nhiều