Những điều kiêng kỵ khi đi Côn Đảo du khách cần chú ý
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 26/06/2021 02:00:38
Côn Đảo là một địa điểm du lịch tâm linh rất nổi tiếng, được nhiều nghệ sĩ đến lễ Cô Sáu và các vị anh hùng hàng năm. Đây cũng là một hòn đảo có cảnh đẹp với nước biển trong xanh, những dấu vết lịch sử của dân tộc ta trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ. Nếu bạn đang có dự định đến Côn Đảo để lễ Cô Sáu, hãy lưu ý những điều kiêng kỵ khi đi Côn Đảo qua bài viết sau của Blog Số Đề.
Mục lục bài viết
Trang phục khi đi Côn Đảo
Một trong những điều kiêng kỵ khi đi Côn Đảo mà du khách cần đặc biệt lưu ý đó là trang phục cũng như cách hành xử khi đến những điểm đến linh thiêng như Nghĩa trang Hàng Dương, mộ Cô Sáu. Mộ cô Sáu hay nghĩa trang Hàng Dương là điểm đến tâm linh, do đó điều quan trọng là bạn hãy chọn trang phục lịch sự, kín đáo không hở hang tránh làm mất mỹ quan nơi linh thiêng. Cùng nhắc nhở, lưu ý cho những người xung quanh để tạo văn minh về trang phục khi đi viếng mộ cô Sáu nhé.
Khi viếng mộ Cô Sáu du khách tuyệt đối không nên nói tục, chửi thề, nói lớn tiếng, cười đùa hoặc có những hành động khiếm nhã. Bởi đây là nơi tôn nghiêm, nơi mà những chiến sĩ cách mạng đã anh dũng chiến đấu vì hòa bình của tổ quốc và hy sinh oanh liệt đang an nghỉ. Do đó, khi viếng nếu đông người du khách hãy xếp hàng, đừng chen lấn, đi nhẹ, nói khẽ, hành động nhẹ nhàng để bày tỏ sự kính trọng và biết ơn của mình đối với người đã mất và tạo nên nét đẹp trong văn hóa ứng xử tại nơi linh thiêng.
Thời điểm đi lễ
Trước khi vào viếng mộ Cô Sáu, du khách cũng nên dừng chân tại đài liệt sĩ để tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã được chôn cất tại nghĩa trang Hàng Dương.
Về khoảng thời gian nên đến Côn Đảo, bạn có thể đi vào mọi thời gian trong năm trừ những khoảng thời gian hay có bão. Có người chọn đi vào dịp đầu năm, mùa xuân thời tiết đẹp để xin có một năm nhiều thành công, may mắn; cũng có người đi vào dịp tháng 7 âm lịch để xin xá tội, tha thứ những lỗi lầm mắc phải; cũng có thể chọn dịp cuối năm để trả lễ Cô Sáu... Thời điểm lễ Cô Sáu thường được nhiều người đến nhất là sau 22h. Bởi vì theo lời người dân kể lại, thời điểm này là lúc Cô Sáu linh thiêng nhất, mọi lời ước nguyện, cầu mong của bạn sẽ dễ trở thành sự thật. Bạn đừng sợ trời tối vì thời điểm 22h đêm ở nghĩa trang Hàng Dương tập trung rất đông và được thắp đèn sáng rực ở mọi nơi.
Đồ lễ viếng mộ cô Sáu và các anh hùng liệt sĩ ở nghĩa trang Hàng Dương
Thực ra đi viếng mộ cô Sáu thì chỉ cần đến thắp hương là được, nhưng nếu bạn biết sắm lễ đầy đủ thì lại càng chứng tỏ mình có lòng thành tâm hơn. Nếu đặt mua đồ lễ ở chợ Côn Đảo thì tầm 7, 8h tối các bạn phải đi đặt thì mới kịp đi thắp hương lúc nửa đêm nhé. Ở trước cổng Nghĩa Trang sẽ không bán đồ lễ nên các bạn phải ra ngoài mua. Nếu ai không có điều kiện có thể hỏi mua bộ lễ vật côn đảo tâm linh cơ bản đơn giản thôi cũng được. Miễn là lòng thành mình thì Cô ghi nhận hết !
Chuẩn bị đồ lễ Cô Sáu không giống với khi bạn đi lễ thông thường. Khi còn sống, Cô rất thích hoa trắng nên bạn nhất định phải mua hoa cúc trắng, thêm vào đó là nón lá, gương, lược, tiền vàng và một bó nhang. Có người cẩn thận và chu đáo còn may đo cả áo dài thật để đặt lên mộ Cô. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị những nén nhang thơm và hoa để lễ những ngôi mộ liệt sĩ xung quanh trong nghĩa trang Hàng Dương. Đây cũng là những người có công lớn và hy sinh vì đất nước Việt Nam, để bạn có cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay. Chuẩn bị lễ đầy đủ dù chỉ là suy nghĩ về tâm linh nhưng cũng chứng tỏ lòng thành kính, biết ơn những người có công với đất nước.
Một bộ đầy đủ đồ cúng gồm có:
- Hoa màu trắng (cúc, hồng, huệ, sen... đều được) vì cô Sáu rất thích hoa màu trắng.
- Một cặp đèn dầu hoặc nến
- Một đĩa trái cây
- Bộ đồ quần áo, vải lụa hoặc bộ áo dài bằng vải thật
- Hàng mã: áo dài , bộ giấy tiền vàng bạc , gương lược , nón lá , nhang , đèn cầy ,...
- Hàng thật : trái cây , gương lược , phấn son , nước hoa , bồ kết , khăn rằn , chai nước suối , kẹp tóc , ...
- Hàng mặn : xôi , gà luộc , rượu , muối , gạo ,
- Nhang loại bó lớn (2-3 bó vì ngoài việc thắp mộ cô thì chúng ta cũng đừng quên những vị liệt sĩ khác).
Với những người giàu kinh nghiệm đi lễ và cầu kỳ hơn, họ đặt mua cả áo dài được may đo thật. Khi đặt đồ lễ, bên để ngửa nón lá lên, sau đó bày tất cả đồ cúng vào lòng nón lá, rồi đặt bộ lễ lên mộ Cô Sáu.
Du khách cũng nên chuẩn bị cả đồ lễ viếng mộ các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Hàng Dương với cờ Tổ quốc, khăn rằn, mũ tai bèo và quần áo bộ đội. Bạn đừng lo những đồ lễ sẽ bị đốt bỏ mà đều được Ban Quản lý nghĩa trang giữ lại sau khi lễ xong.
Kết luận
Hy vọng những thông tin mà Blog Số Đề cung cấp về những điều kiêng kỵ khi đi côn đảo đã phần nào giúp ích cho chuyến đi viếng thăm mộ cô Sáu của bạn và gia đình. Chúc cho chuyến đi của bạn thượng lộ bình an.
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều