Những điều kiêng cữ sau đám tang gia chủ cần biết
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 25/06/2021 20:05:04
Gia đình có người mất ngoài việc thương xót thì họ còn rất bối rối không biết phải làm và không được làm gì để cho người mất được thanh thản và siêu thoát. Blog Số Đề xin chia sẻ bài viết về những điều kiêng cữ sau đám tang để mọi người cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
Nên mặc trang phục đen hoặc trắng khi đi đám tang
Đầu tiên là về trang phục, khi tham dự 1 đám tang đưa tiễn người đã khuất, bạn đọc tuyệt đối không nên mặc những bộ trang phục lòe loẹt, kiểu dáng lố lăng. Tốt nhất là nên lựa chọn quần áo màu đen trắng, trang điểm đơn giản và không nói cười ầm ĩ.
Những người là phụ nữ có thai, người cao tuổi, trẻ nhỏ hay những người bị chó dại cắn không nên dự lễ an táng hay cải táng vì có thể sẽ bị nhiễm hơi lạnh khiến cơ thể bị ốm bệnh. Đó là những kiêng cữ sau đám tang vì con trẻ có thể bị khóc dạ đề. Nếu trong nhà có người già, trẻ nhỏ, người đang mang thai mà ở gần nhà có đám tang thì hãy đốt vỏ bưởi và bồ kết ở ngay trước cổng để trục xuất uế khí.
Không để chó, mèo nhảy qua xác người chết
Nếu để ý thì có thể nhận thấy chó, mèo tại những gia đình có người qua đời đều được nhốt lại, không cho phép tiến lại gần thi hài. Có thể bạn đọc sẽ cho rằng đây là vì để tránh gây hỗn loạn. Thực chất thì đúng là để tránh gây “hỗn loạn” vì nếu như bị chó, mèo nhảy qua thì sẽ bị hiện tượng “quỷ nhập tràng” (người chết bật dậy bắt người).
Theo khoa học thì đó là khi chú mèo đang mang luồng điện mạnh, sẽ làm xác chết động đậy một chút. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì quan tài thường được đặt rất cao, hiếm khi một con vật có thể nhảy qua được.Tuy nói vậy, các bạn đọc đọc cũng không được để thú vật gần linh cửu của người đã khuất. Đây là một việc cần phải kiêng cữ sau đám tang và cả trong đám tang.
Không để nước mắt rơi xuống khi khâm liệm
Khóc là 1 cách thể hiện niềm xót thương của người ở lại đối với người đã khuất. Tuy nhiên, nếu đang trong thời gian khâm liệm thì không nên rơi nước mắt vì điều này sẽ khiến con cháu gặp khó khăn trong làm ăn. Vì người xưa quan niệm rằng linh hồn người đã khuất thấy động lòng mà không thể siêu thoát được. Cho nên, dù có thương tâm đến đâu thì cũng không được để cho nước mắt nhỏ vào thi hài.
Kiêng lấy vợ, lấy chồng khi đang để tang cha mẹ
Để tang ông bà, cha mẹ… là 1 hình thức để bày tỏ sự thương tiếc và kính trọng đối với người đã khuất. Tùy theo quan hệ giữa các thế hệ mà tang kỳ sẽ dài ngắn khác nhau và lâu nhất là 3 năm. Trong thời gian này, người để tang sẽ không tổ chức cưới vợ, gả chồng. Tuy rằng ngày nay thì quy định này đã lơi lỏng hơn trước nhưng cũng nên đợi cho đến sau giỗ đầu.
Kiêng kỵ lúc ra đi không có người thân bên cạnh
Từ xưa con người rất xem trọng việc nối dõi tông đường, cho rằng lúc người già ra đi, nhất định phải có con cháu bầu bạn để lúc rời đi khỏi thế gian có người tiễn đưa, không cảm thấy cô độc, ở dưới âm phủ cũng không phải nhớ nhung, linh hồn cũng dễ yên nghỉ.
Ngoài ra cũng cần phải tránh việc để người thân chết mà không có ai bên cạnh. Điều này theo quan niệm dân gian cho rằng sẽ khiến linh hồn người chết trở thành cô ma, sống đơn độc ở cõi âm phủ mà không được yên ổn, luôn nhớ về người thân còn sống. Từ đó mà họ sẽ tìm về gặp người thân nhiều hơn để khỏi cô đơn.
Kiêng kỵ để cha mẹ đưa tang con cái
Sở dĩ dân gian ta kiêng việc cha mẹ đi đưa tang con cái vì đây là một việc làm trái với lẽ thường. Con cái phải phụng dưỡng, tiễn đưa cha mẹ. Những nhà có người chết trẻ (con chết trước cha mẹ) được coi là một sự vô phúc, người ta xem người con chết trẻ đó là bất hiếu với cha mẹ. Vì vậy mới có câu: “Người đầu bạc không đi tiễn kẻ đầu xanh”.
Kiêng kỵ mặc quần áo thừa, nằm giường, sử dụng đồ của người chết
Quần áo, giường nằm và những vật dụng của người chết là những thứ thân thiết với người chết lúc sinh thời. Vì vậy mà khi đã sang thế giới bên kia, người ấy vẫn nhớ tới những vật dụng này của mình.
Nếu ai lấy những vật dụng đó của người chết để dùng thì sẽ bị âm hồn của người chết về đòi lại và làm cho đau ốm, quặt quẹo, thậm chí là có thể bị bắt theo. Theo quan niệm này mà người ta thường đem đốt tất cả quần áo, giường nằm và những vật dụng quen thuộc của người chết với mong muốn người chết sẽ nhận được nó ở cõi âm.
Kiêng kỵ sau khi có đại tang
Con cháu trong gia đình phải kiêng không được đến những nơi đình đám, hội hè, cưới hỏi. Kiêng đến nhà người khác trong dịp đầu năm.
Bởi vì theo quan niệm dân gian, trong gia đình có đại tang thì tất cả các thành viên đều mang sự lạnh lẽo, u ám nên nếu họ tham dự vào các ngày vui của tập thể, của gia đình khác thì sẽ đem theo sự lạnh lẽo, không may mắn đến. Ngoài ra, khi nhà có đại tang thì con cháu đến tuổi dựng vợ gả chồng phải kiêng đủ ba năm mới được tổ chức đám cưới, đám hỏi.
Trên đây là một số điều kiêng cữ sau đám tang cần tránh và lưu ý trong quá trình làm đám ma cũng như phải tránh sau khi chôn cất người quá cố. Hy vọng bài viết của Blog Số Đề giúp được cho bạn trong lúc tang gia bối rối, chuẩn bị hậu sự cho người thân vẫn biết được những điều cần phải tránh không làm. Xin cảm ơn!
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều