Mâm lễ cúng rằm tháng giêng theo văn hóa Việt Nam

Thần Cơ tiên tử Biên tập bởi: - Ngày: 12/06/2021 02:39:43

Rằm tháng Giêng tổ chức vào ngày chính Rằm (15 âm lịch) là tốt nhất. Vào chính thời điểm trăng mọc này, Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh, thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, cả năm bình an, may mắn. Bài viết dưới đây của Blog Số Đề sẽ chia sẻ một số gợi ý cho mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng.

Ý nghĩa của Rằm tháng giêng

Rằm tháng giêng là ngày 15 tháng 01 Âm lịch, được xem là một trong 4 ngày rằm lớn trong năm. Đây là ngày rằm đầu tiên trong năm, đồng thời cũng trùng với ngày lễ Thượng Nguyên và Tết Nguyên Tiêu, nên mọi người đều cho rằng ngày là thời điểm thích hợp nhất để cầu an lành cho cả năm.

Trong ngày lễ này, hầu hết mọi người nhất là các Phật tử đến viếng chùa lễ Phật, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, cầu cho gia đạo an lành, sức khỏe, thịnh vượng và no đủ.

Mâm lễ cúng rằm tháng giêng theo văn hóa Việt Nam 1510986701

Tại sao rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết nguyên tiêu

Đêm rằm tháng Giêng là đêm (Tiêu) đầu tiên (Nguyên), nhiều người tin rằng đây là đêm Phật giáng lâm nên rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…

Còn theo truyền thuyết Trung Hoa, thì thời Hán Vũ Đế có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu, do đã qua nhiều cái Tết mà không được đoàn tụ với gia đình nên có ý định nhảy xuống giếng tự vẫn. Cô may mắn được Đông Phương Sóc, một sủng thần của Hán Vũ Đế cứu sống.

Nghe chuyện của cô gái, Đông Phương Sóc bày kế truyền khắp kinh thành quẻ bói “mười sáu tháng Giêng bị lửa thiêu” (tạm dịch: vào ngày 16 tháng Giêng cả kinh thành sẽ bị hỏa thiêu), bảo mọi người muốn sống thì hãy tâu lên nhà vua tìm cách.

Hán Vũ Đế nghe tin liền triệu ông đến bàn tính việc đối phó với thần hỏa. Đông Phương Sóc liền tâu: Nghe nói thần hỏa rất thích ăn bánh trôi, có thể giao cho Nguyên Tiêu trong cung khéo tay làm bánh đãi hỏa thần. Để thưởng công “dẹp nạn lửa” cho cô gái, vua đã cho cô về đoàn tụ với gia đình và ngày rằm tháng giêng cùng chiếc bánh được đặt tên “nguyên tiêu”.

Vào ngày tết này, người dân Trung Quốc thường tổ chức lễ hội đèn lồng, treo đèn với ý nghĩa “để Ngọc Hoàng lầm tưởng thành Trường An đang bị lửa thiêu” trong câu chuyện năm nào.

Mâm lễ cúng rằm tháng giêng theo văn hóa Việt Nam 1510986701

Mâm cúng Phật ngày rằm tháng Giêng

Bánh chưng, bánh tét chay

Vào những dịp lễ tết, trên mâm cúng thường sẽ không thể thiếu bánh chưng hoặc bánh tét. Với ý nghĩa như một lời nguyện cầu vạn sự được vuông tròn trong năm mới.

Bánh chưng, bánh tét với nếp và đậu xanh là nguyên liệu chính, qua nhiều cách chế biến và các biến tấu khác nhau nhưng chủ yếu vẫn mang hương vị ngọt bùi, dẻo thơm.

Mâm lễ cúng rằm tháng giêng theo văn hóa Việt Nam 1510986701

Xôi gấc

Trong các món xôi, nhiều người ưa chuộng nhất là xôi gấc với màu đỏ cam đẹp mắt. Họ tin rằng xôi gấc sẽ mang lại nhiều may mắn, đủ đầy cho gia chủ trong năm mới. Vì thế, đây được xem là món ăn không thể thiếu trong những ngày đầu năm. Với hương vị thơm dẻo từ nếp, nồng nàn từ gấc làm bạn khi ăn vào sẽ rất khó quên.

Trái cây

"Cầu dừa đủ xoài sung" được xem là mâm ngũ quả của ngày lễ tết, mang ý nghĩa là cầu mong được dư dả hay cầu mong sự sung túc. Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại trái cây khác để thay thế mâm ngũ quả nhưng vẫn mang ý nghĩa tương tự.

Chẳng hạn như dưa hấu đỏ tươi, mọng nước mang ý nghĩa may mắn, niềm vui và hạnh phúc cho gia đình. Quả bưởi tròn đầy thể hiện sự viên mãn, phúc lộc. Chuối sự bao bọc, chở che, mang lại điềm tốt lành trong năm mới. Thanh long "rồng mây hội tụ" đem lại may mắn. Quả lựu "nhiều hạt" liên tưởng đến gia đình hạnh phúc, đông con nhiều cháu.

Mâm lễ cúng rằm tháng giêng theo văn hóa Việt Nam 1510986701

Chè trôi nước

Nhiều người quan niệm rằng vào ngày Rằm tháng Giêng ăn một chén chè trôi nước sẽ giúp cho mọi việc sắp tới đều được thuận buồm xuôi gió, trôi chảy, thành công. Những viên trôi nước được làm từ bột nếp và nhân đậu xanh, khi ăn sẽ cảm giác được ngay độ dẻo mềm, bùi bùi, nước đường ngọt thanh, ngon khó tả. Ngoài ra, lễ vật cúng sẽ có hương, hoa, đèn, nến.

Mâm cúng gia tiên trong ngày rằm tháng riêng

Lễ cúng gia tiên là mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết. Cụ thể:

Xôi ngọt: Xôi trong mâm cúng gia tiên cũng mang ý nghĩa là cầu ông bà đem những đều may mắn sẽ đến với con cháu trong dịp đầu năm. Do đó, nếu trong mâm cúng mà thiếu các món xôi dường như tết sẽ không còn tròn vẹn, đúng nghĩa.

Gà luộc: Gà luộc có lẽ luôn là món ăn đầu tiên được lựa chọn để trên mâm cúng lễ tết. Với màu sắc vàng ươm thể hiện sự hy vọng, may mắn, tiền tài và sức khỏe cho gia đình bạn trong dịp năm mới.

Canh măng: Để mâm cúng ngày tết thêm tròn vị, bạn có thể bổ sung một món canh như canh măng với ngụ ý là tăng thêm sự may mắn cho gia đình. Món canh măng mang vị ngọt thơm của măng và vị đậm đà từ các nguyên liệu sẽ khiến cho mâm cúng ngày Tết của bạn hấp dẫn hơn đấy.

Mâm lễ cúng rằm tháng giêng theo văn hóa Việt Nam 1510986701

Kết luận

Trong ngày này, mâm lễ cúng rằm tháng giêng được từng gia đình chuẩn bị theo điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên Tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy. Ngày nay, Tết Nguyên Tiêu đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, thấm đẫm chất nhân văn ở cả thành thị lẫn nông thôn, đâu đâu cũng treo đèn, kết hoa, ngâm thơ, bình thơ hay thăm viếng cảnh chùa, lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an.

Tags liên quan:

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.

Tin xem nhiều