Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 26/05/2021 03:13:21
Từ xa xưa, vào 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm là ngày tiễn các vị thần cai quản bếp núc, nhà cửa về trời để cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình mình trong năm mới. Vậy chuẩn bị lễ cúng ông công ông táo gồm những gì để đảm bảo đầy đủ nhất? Cùng Blog Số Đề tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Mục lục bài viết
Tìm hiểu qua về Ông Công Ông Táo
Theo tục lệ cổ truyền, người dân chúng ta tin rằng hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp (Tháng 12) âm lịch, Táo Quân (Ông công ông táo) lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình trong năm vừa qua với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của gia đình mình.
Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để được Vua Bếp phù hộ cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.
Đồ lễ cúng Ông Công Ông Táo
Người ta thường mua 3 mũ ông công ông táo (hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn), ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc cá chép bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là cò bay ngựa chạy) để làm phương tiện cho Ông Công Ông Táo lên chầu trời.
Mâm cỗ mặn (hoặc mâm cỗ chay càng tốt), bánh kẹo, trầu cau, rượu, Hương, đèn hoặc nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, cùng tiền vàng, Ba con cá chép sống.
Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông công, ông Táo
Tùy theo từng gia đình có thể chuẩn bị những lễ vật cúng ông Công, ông Táo khác nhau và còn phù thuộc vào văn hóa của từng vùng miền. Ngoài các lễ vật chính kể trên, thì còn có lễ mặn, hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.
Một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường gồm các thứ sau:
-
1 đĩa gạo
-
1 đĩa muối
-
5 lạng thịt vai luộc (hoặc thịt gà)
-
1 bát canh
-
1 đĩa xào
-
1 đĩa giò
-
1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)
-
1 đĩa xôi gấc
-
1 đĩa hoa quả
-
1 ấm trà sen
-
3 chén rượu
-
quả cau, lá trầu
-
1 lọ hoa
-
1 tập giấy tiền, vàng mã
Cúng Ông Công Ông Táo giờ nào
Theo quan niệm giờ đẹp nhất để cúng tiễn Táo quân về trời là giờ Ngọ (từ 11 – 13h) tức giờ Long Mã, giờ Ngọ hóa Rồng và đó cũng là giờ chư Phật thụ lộc. sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống
Cúng Ông Công Ông Táo ở đâu
Ngày nay các gia đình thường cúng ông Công, ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đứng đầu trông coi việc bếp núc trong gia đình.
Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung Ông Công, Ông Táo về chầu trời báo cáo với ngọc hoàng, việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.
Bài cúng Ông Công Ông Táo
Có khá nhiều Bài cúng Ông Công Ông Táo, Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một bài cúng đơn giản dạng chuẩn để người cúng tham khảo:
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:………… Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Chú ý: Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá trở ông Táo lên chầu trời.
Bài viết trên của Blog Số Đề đã hướng dẫn cách chuẩn bị lễ cúng ông công ông táo đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng rằng, những thông tin đó sẽ giúp bạn biết được ý nghĩa của phong tục cúng ông công ông táo hằng năm. Đồng thời, biết cách chuẩn bị lễ cúng đầy đủ nhất theo văn hóa truyền thống của dân tộc ta.
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều