Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, nên sắm lễ gồm những gì?

Thần Cơ tiên tử Biên tập bởi: - Ngày: 26/05/2021 03:10:17

Cúng rằm tháng 7 năm 2020 vào ngày nào là tốt nhất là điều mà nhiều gia chủ quan tâm. Vào dịp rằm tháng 7, nhiều gia đình thường chuẩn bị mâm cơm cúng để tưởng nhớ đến người thân và làm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát, không nơi nương tựa. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Blog Số Đề để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Ý nghĩa cúng rằm tháng 7

Ngày 15 tháng 7 âm lịch (rằm tháng 7) là ngày rằm lớn nhất trong năm theo phong tục của người Việt Nam. Người miền Bắc gọi ngày là ngày “xá tội vong nhân”, ngày cúng chúng sinh không nhà không cửa hay còn gọi là cúng cô hồn. Còn người miền Nam gọi là lễ Vu Lan, ngày con cái báo hiếu cha mẹ.

Như vậy, vào ngày rằm tháng bảy sẽ gắn liền với hai ngày bày lễ và cúng lớn của Phật giáo đó là lễ Vu Lan báo hiếu và ngày “xá tội vong nhân”.

Mỗi dịp đến cúng rằm tháng 7 âm lịch mọi người thường chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất để cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Tuy nhiên, ý nghĩa của việc cúng “xá tội vong nhân” và lễ Vu Lan báo hiếu sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

Cúng “xá tội vong nhân” là cầu siêu, tục cúng cho những vong hồn không nơi nương tựa. Vì theo quan niệm dân gian ta vào ngày rằm tháng bảy, âm phủ sẽ mở cửa ngục để các linh hồn được ra ngoài và trở về nhà.

Trong ngày này cũng có câu chuyện Mục Kiền Liên trải qua nhiều khó khăn để cứu mẹ mình thoát khỏi địa ngục. Cho nên, ngày rằm tháng 7 còn gọi là lễ Vu Lan để thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn và kính trọng đối với ông bà tổ tiên và các đấng sinh thành.

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, nên sắm lễ gồm những gì? 1142066251

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào trong tháng?

Nhiều người vẫn thường thắc mắc, rằm tháng 7 nên cúng vào ngày nào hay cúng rằm tháng 7 từ ngày nào đến ngày nào là đúng? Thông thường bắt đầu từ ngày mồng 2 đến 14/7 âm lịch nhiều người đã bắt đầu làm lễ cúng vu lan tại nhà vì quan niệm rằng phải làm xong sớm kẻo Diêm Vương đóng cửa địa ngục, lúc này gia tiên sẽ không về nhà được nữa và không nhận được lễ vật nữa.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường (Viện Nghiên cứu Tiềm năng con người) và một số nhà tâm linh thì việc cúng rằm tháng 7 chỉ nên cúng đúng ngày rằm. Bởi cúng lễ phải đúng ngày, làm trước chẳng có tác dụng gì vì chưa có lý giải nào cho thấy cúng rằm tháng 7 sớm có kết quả hay không, do đó không nên cúng trước ngày Rằm.

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, nên sắm lễ gồm những gì? 1142066251

Sắm lễ rằm tháng 7 gồm những gì?

Theo văn hóa truyền thống, cách bày cúng rằm tháng 7 bao giờ cũng phải cúng ở chùa trước (thờ Phật), rồi mới đến cúng tại gia. Thông thường lễ này sẽ được làm vào ban ngày, tránh làm làm ban đêm.

Còn đối với cúng xá tội vong nhân thường được tổ chức vào chiều tối ngày 14 hoặc 15 tháng 7, người ta cho rằng đây là thời gian các vong linh đang trên đường trở về địa ngục nên cũng là thời điểm cúng xá tội vong nhân chuẩn nhất.

Theo kiến thức phong thủy, sắm lễ rằm tháng 7 bao gồm một mâm lễ phật, một mâm lễ Thần linh và gia tiên trong nhà, cụ thể:

Lễ cúng Phật: Có thể chuẩn bị cơm chay hoặc đơn giản là mâm ngũ quả, cúng xong thì thụ lộc tại nhà. Khi cúng Phật, gia chủ nên đọc một khóa kinh Vu Lan để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho tổ tiên, ông bà những người đã khuất được siêu sinh.

Lễ cúng thần linh gia tiên: Cúng Thần linh thường là gà trống để nguyên con và xôi hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Ngoài ra phải có thêm rượu, chè, trái cây và bình hoa tươi.

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, nên sắm lễ gồm những gì? 1142066251

Văn khấn thần linh theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

“Nam mô A Di Đà Phật

“Nam mô A Di Đà Phật

“Nam mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đại Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7,

Tín chủ chúng con là….

Ngụ tại…>

Chúng con xin thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời ngày Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chi đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả thần linh cai quản trong khu vực này.

Chúng con cúi xin các ngài giáng lâm án toạ, xét soi chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao này không biết lấy gì đền báo. Vì vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thu. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn khoẻ mạnh, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Bày tỏ tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật”

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, nên sắm lễ gồm những gì? 1142066251

Bài viết trên đây của Blog Số Đề đã mang đến cho quý bạn có một cái nhìn khái quát về việc cúng rằm tháng 7. Từ việc chọn ngày, cách sắm lễ, đến cách thực hiện mong rằng đã trợ giúp đắc lực cho bạn khi đến mùa Vu Lan. Việc cúng rằm tháng 7 là việc làm không thể thiếu trong văn hóa, truyền thống của người Việt. Nó đã trở thành những ngày lễ mang giá trị nhân văn sâu sắc cần được lưu giữ và phát huy.

Tags liên quan:

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.

Tin xem nhiều