Mâm cỗ cúng giao thừa theo văn hóa người Việt

Thần Cơ tiên tử Biên tập bởi: - Ngày: 12/06/2021 02:37:18

Mâm cỗ cúng giao thừa đối với người Việt rất quan trọng, bởi vì đó là một trong những nghi thức truyền thống, một nét văn hóa đẹp không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về của mỗi gia đình Việt. Gia đình nào cũng muốn chuẩn bị thật tốt và đầy đủ các lễ vật để cúng lễ giao thừa trong đêm 30 Tết để tiễn năm cũ và chào đón năm mới. Xã hội phát triển, cuộc sống vật chất không còn thiếu thốn như trước. Vậy khi cúng giao thừa gia đình nào cũng phải chuẩn bị những chu đáo, để mong đón một năm mới được an lành may mắn, an khang và phát đạt. Hãy cùng Blog Số Đề tìm hiểu nhé!

Cúng giao thừa là gì?

Đêm giao thừa là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi những gia đình sum họp. Và chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành, may mắn sẽ đến, tiễn trừ năm cũ với những điều không may mắn đã qua. Bởi vậy, đêm giao thừa được xem là khoảng thời gian của sự yên bình, giũ bỏ những muộn phiền, là đêm của tĩnh lặng và thiêng liêng.

Trong đêm Giao thừa mọi nhà phải làm lễ cúng đêm giao thừa. Lễ Giao thừa được cúng vào đúng giờ chính tý tức 00 giờ ngày 1 tháng 1 trong năm. Theo phong tục của dân tộc Việt Nam từ cổ xưa, bàn cúng Giao thừa được chia làm 2 mâm: một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà.

Gia chủ làm lễ cúng bái cầu chúc cho một năm mới tốt lành bằng cách thắp hương từ ngoài trời sau đó khấn vái và thắp vào trong nhà để mang may mắn đến. Trong lễ này tại gia đình, người ta nhắc đến công ơn trời đất, tổ tiên, tạ lỗi cùng cha mẹ, làm hòa với nhau, trút bỏ điều xấu và hứa hẹn những điều tốt đẹp sẽ thực hiện.

Mâm cỗ cúng giao thừa theo văn hóa người Việt 2036984078

Ý nghĩa của việc cúng giao thừa

Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu dở cũ kỹ của năm cũ sắp qua để đón những cái mới mẻ tốt đẹp của năm mới sắp tới. Xưa kia người ta cúng Giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ hoặc thủ từ đứng làm chủ lễ, nhưng người ta cũng cúng Giao thừa ở thôn xóm nữa.

Ngày nay, các gia đình người Việt mình thường cúng lễ Giao thừa với sự thành kính như xưa, nhưng bàn thờ thì đơn giản hơn với chiếc bàn nhỏ và mâm lễ vật, có khi lễ vật được đặt trên một chiếc ghế đẩu. Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc vào một chiếc lọ nhỏ để giữ chân hương. Có nhiều gia đình hương thắp đặt ngay trên mâm lễ, hoặc cắm vào các khe nải chuối dùng làm đồ lễ.

Mâm cỗ cúng giao thừa theo văn hóa người Việt 2036984078

Mâm cỗ cúng giao thừa của người Việt

Chuẩn bị đồ lễ vật vàng mã

Đối với lễ cúng giao thừa, chúng ta cần chuẩn bị giấy cúng giao thừa. Trong nhà có bao nhiêu người sẽ chuẩn bị bao nhiêu bộ đồ thế có in hình người trên đó, có cả nam và nữ. Mỗi một người sẽ chuẩn bị 12 bộ đồ và ghi tên lên đó. Khi bày mâm cúng thì để sắp hết các bộ đồ thế lên trên mâm.

Chuẩn bị đồ cúng trên bàn thờ

Mỗi nhà thường có một bàn thờ được dựng sẵn ngoài trời có lư hương (thường là bàn thờ Ông Thiên). Lễ ở trên bàn thờ này bao gồm: Một dĩa trầu cau và dĩa trái cây gồm 5 loại quả, đây là mâm ngũ quả cúng đầu năm, đèn dầu, một dĩa muối gạo, 5 chung trà, bánh mứt các loại tùy vào gia đình, 1 bình hoa cúng, vàng mã. Lễ này thường được trưng mùng 3 hoặc mùng 7 là kết thúc.

Mâm cỗ cúng giao thừa theo văn hóa người Việt 2036984078

Chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời

Mâm cỗ cúng đêm giao thừa có thể làm cỗ chay hoặc cỗ mặn được dọn ở một bàn riêng. Cúng xong sẽ dọn đi.

Với cỗ mặn gồm: 1 con gà luộc, bánh chưng, xôi, trà, rượu, nước, giò chả, các món cơm canh mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. Dọn cùng với chén đũa nếu có nhiều món.

Với cỗ chay thường bao gồm: bánh, kẹo, mứt, cơm canh chay, trà nước.

Chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong nhà

Chưng bàn thờ gia tiên trong nhà gồm các bánh mứt, trái cây, hoa, đèn, vàng mã, hương, trà, nước. Bàn gia tiên ở trong nhà cũng được trưng đến mùng 3 hoặc mùng 7 là kết thúc.

Mâm cỗ cúng giao thừa theo văn hóa người Việt 2036984078

Mâm cỗ giao thừa đặc trưng của 3 miền Bắc, Trung, Nam

Cũng tùy theo từng vùng miền mà có các loại đồ cúng khác nhau, cụ thể:

Ở miền Bắc

Mâm cỗ ngày Tết thường tuân theo một nguyên tắc truyền thống: 4 bát, 4 đĩa (không kể xôi, nước chấm, dưa hành) tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương. Cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng.

Ở miền Nam

Mâm cúng thường đơn giản hơn chỉ có hương thắp, hoa, đèn, bánh mứt, trái cây, trà,… Nhưng nếu là mâm mặn đầy đủ sẽ có thịt heo luộc, gà luộc, xôi, bánh chưng, chè…

Ở miền Trung

Mâm cúng của người miền Trung cũng không thể thiếu gà, bánh chưng và bánh nếp. Có nhiều gia đình làm đơn giản hơn là mâm xôi và gà luộc cùng những chén rượu để tiễn năm cũ qua đi, bỏ lại sau lưng những gì không may mắn và đón những thời khắc đầu tiên của năm mới với hy vọng về sự may mắn và sung túc.

Mâm cỗ cúng giao thừa theo văn hóa người Việt 2036984078

Kết luận

Trên thực tế, ngoài ý nghĩa mang màu sắc tâm linh đẹp đẽ của người dân Việt Nam thì đêm giao thừa chính là thời điểm các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau, cùng hướng tới một năm mới với nhiều điều bất ngờ đang đón chờ ngoài cửa. Những món ăn cho việc cúng giao thừa trong mâm cỗ dù sang trọng hay bình dân, đều mang ý nghĩa riêng biệt, sâu sắc mà mỗi người Việt đều thành tâm dâng lên tiên tổ.

Tags liên quan:

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.

Tin xem nhiều