Da trâu trừ tà ma có thật sự hiệu quả không?

Thần Cơ tiên tử Biên tập bởi: - Ngày: 02/09/2021 17:30:07

Dân gian có câu “Trâu chết để da, người ta chết để tiếng”, sau khi trâu chết, người ta lột da để lợp trống, da tốt thì trống bền, khi đánh lên rất kêu, da xấu thì trống nhanh hỏng, tiếng không vang. Khi làm thịt trâu, người ta tách nhẹ nhàng da trâu để khỏi bị rách, róc hết thịt dính trên da, ngâm với dung dịch nước vôi, sau đó phơi nắng cho da có độ dai nhất định, không được phơi khô quá da sẽ bị cứng không uốn được. Vậy về mặt tâm linh, da trâu trừ tà ma có thật sự hiệu quả không? Hãy cùng Blog Số Đề tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Da trâu trừ tà ma có thật sự hiệu quả không?  1613924976

Trâu trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Cùng với cây lúa nước, con trâu gắn liền với nền văn minh lúa nước Việt Nam và cả Đông Nam Á. Chiếc sừng trâu gợi lên hình ảnh trăng lưỡi liềm, biểu tượng của nước trong tín ngưỡng nông nghiệp. Thời khắc giao thừa, người ta nhìn dáng trâu nằm hay đứng, ngoảnh đầu ra cửa hay vào trong để biết năm đó làm ăn có thuận lợi hay không.

Trâu vàng trong truyền thuyết dân gian còn được tôn sùng là một con “vật thiêng” có khả năng trừ ma quái, bảo vệ dân lành. Có thể nói, tín ngưỡng thờ trâu vàng phản ánh nguyện vọng về một cuộc sống yên ổn của người xưa.

Nhà nước phong kiến thời Lý - Trần (thế kỷ XI-XIV) rất quan tâm tới việc bảo vệ nguồn sức kéo thể hiện bằng các chính sách như “trọng ruộng, khuyến khích chăm lo phát triển kinh tế nông nghiệp”. Năm 1123, vua Lý Nhân Tông xuống chiếu nhắc nhở: “Trâu là con vật quan trọng cho việc cày cấy, lợi cho người. Từ nay cấm không được giết trâu ăn thịt. Ai làm trái thì trị tội theo pháp luật”.

Con trâu xuất hiện trong lễ hội dân gian với vai trò là vật tế lễ linh thiêng cũng phản ánh tín ngưỡng nông nghiệp của người nông dân. Vào đầu xuân, theo lệ, vua thân chinh làm lễ tế Thần nông và cày ruộng Tịch điền. Trâu cày ruộng tịch điền phải là trâu đực, nuôi theo chế độ riêng và chay tịnh. Ngày làm lễ, vua bước xuống ruộng cày và đường cày có tính tượng trưng cho một năm cày cấy “phong đăng hòa cốc”, mùa vụ tốt tươi.

Một số vùng nông thôn nước ta thuộc huyện Hoằng Hóa, Nga Sơn (Thanh Hóa), Vĩnh Linh (Quảng Trị) có tục lệ làm Tết Trâu. Sáng mùng một Tết, mỗi con trâu được dán trước trán 1 lá bùa bằng giấy hồng điều để “trừ tà yểm quái”, xua đuổi vận hạn năm cũ, cầu cho trâu sang năm mới được bình an, vô sự, ăn no, cày khỏe.

Da trâu trừ tà ma có thật sự hiệu quả không?  1613924976

Da trâu là gì?

Sái Nắng (miếng da trâu hay da bò) là vũ khí mà Khôn Thứ Khoóng-đì ( người giữ bùa hay ngải) dùng để ám hại kẻ thù bằng cách '' thư '' vào bụng đối tượng. Gặp nước trong bụng, miếng da trâu hay da bò sẽ càng ngày chương sình lên và nếu không kíp mời Mó-phí cao tay ấn đến lấy ra, nạn nhân sẽ đau bụng đến chết.

Da trâu trừ tà ma có thật sự hiệu quả không?  1613924976

Da trâu có tác dụng trừ tà ma không?

Ông Bùi Văn Ểu, 61 tuổi, chuyên sưu tầm văn hóa Mường cho rằng, trong các sách cổ, các cụ già có nhắc đến sức mạnh siêu nhiên của ác hiểm độc bùa, nhất là chuyện thả bùa ác bằng trâu trắng. Đó là “cuộc chiến kinh niên” về bùa ác giữa thôn Mường Ải và thôn Mường Lầm. Chuyện kể rằng, người Mường Lầm chăm chỉ nên mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no, người Mường Ải sinh thói ganh ghét, tìm cách hãm hại. Vào mùa khô, đồng ruộng khô hạn, người Mường Lầm rủ người Mường Ải cùng đào con mương dẫn nước về ruộng.

Người Mường Ải không tham gia đào mương chung mà hì hục đào mương dẫn nước về ruộng riêng. Sau đó, họ tháo hết nước về đồng ruộng thôn mình làm cho người Mường Lầm không có nước canh tác, sinh hoạt. Người của hai thôn đã đánh nhau. Người Mường Ải ít hơn, nên đã bị đánh đau và ôm nỗi hậm hực. Họ tìm thầy cúng “cao tay” về yểm bùa ác để chơi khăm người Mường Lầm. Họ trấn yểm bằng ngà voi, nanh hổ và niệm chú với hy vọng, bùa này có sức mạnh gấp mấy lần bùa ác bằng sừng trâu trắng.

Da trâu trừ tà ma có thật sự hiệu quả không?  1613924976

Người Mường Lầm biết mình bị yểm bùa đã tương kế, tựu kế bằng cách dùng chiêu yểm độc bằng sừng trâu trắng, rồi thề nguyền: Hai làng không bao giờ kết giao nữa. Nếu hai làng có người lấy nhau, người Mường Ải sẽ phải chết.

Ông Bùi Văn Rẩy, ở xóm Trọng, xã Phong Phú, người được mệnh danh là “thầy bùa” ở đất Tân Lạc (Hòa Bình), tiết lộ về cách yểm bùa ác bằng trâu trắng: “Thầy bùa” nào đi phá giải bùa của người khác mà không phá được, bị phản lại. Bùa ác độc nhất được luyện từ sừng trâu trắng và lời nguyền của người sắp chết sẽ không thể hóa giải được”.

Vậy trâu trắng có tác dụng trừ tà nhưng da trâu thì không có tác dụng trừ tà. người dân tộc Mường vẫn thường dùng con trâu trắng để yểm bùa. Họ quan niệm rằng, trong tất cả các con vật, thì yểm bùa bằng trâu trắng khó hóa giải nhất. Người Mường vẫn truyền từ đời này, sang đời khác cho nhau nghe những câu chuyện yểm bùa ác bằng trâu trắng. Chuyện nào cũng mang những nỗi buồn dai dẳng với những liên tưởng không hề tốt đẹp.

Da trâu trừ tà ma có thật sự hiệu quả không?  1613924976

Kết luận

Hy vọng qua bài viết của chúng tôi các bạn đã hiểu rõ da trâu trừ tà ma không có tác dụng. Thường da trâu được dùng để bọc trống. Nếu là trâu cái thì người ta sẽ chọn con nào chưa qua sinh đẻ, vì loại trâu này da sẽ tốt hơn. Trống hai da trâu là sự kết hợp hài hòa giữa âm-dương, đất-trời.

Tags liên quan:

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.

Tin xem nhiều