Giải đáp thắc mắc có nên thờ hạc trên bàn thờ gia tiên không?
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 25/06/2021 19:34:02
Hạc thờ bằng đồng xuất hiện nhiều trong các ngôi đình, chùa, đền, miếu...với hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa. Vậy có nên thờ hạc trên bàn thờ gia tiên hay không? Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của việc thờ hạc trong văn hóa truyền thống Việt Nam thông qua bài viết dưới đây của Blog Số Đề.
Mục lục bài viết
Có nên thờ hạc trên bàn thờ gia tiên không?
Nhiều gia chủ e ngại liệu hạc đồng thờ cúng trên bàn thờ gia tiên có nên không? Chuyên gia tâm cho rằng đây là việc tốt nên làm. Trong văn hóa thờ cúng của người Việt, ngoài đỉnh thờ, bát hương, mâm bồng, kỷ chén thờ, lọ hoa,...thì đôi Hạc Ngự Long Quy là vật phẩm không thể thiếu.
Từ xa xưa, Hạc được biết đến là loài chim tiên hay còn gọi là "nhất phẩm điểu". Chim Hạc là biểu tượng của sự thanh cao, thuần khiết, không sa đọa, không dục vọng. Loài chim này mang ý nghĩa tượng trưng cho sự thanh liêm và khí phách trong sáng. Rùa là biểu trưng cho các bậc anh hùng trượng nghĩa, những người hiền sĩ, ưu tú.
Trong cuốn "Tướng Hạc kinh" có nhắc đến "thọ bất khả lượng" tức sống lâu không thể tính hay "Hạc thọ thiên tuế" tức Hạc sống nghìn năm. Đó là lý do vì sao Hạc được xem là biểu tượng của sự bất tử, vĩnh cửu, đây cũng là ý nghĩa của đôi hạc trên bàn thờ.
Bên cạnh đó, Long Quy là linh vật đầu Rồng, mình Rùa. Theo truyền thuyết, Rồng là một trong tứ linh có khả năng chống đỡ vật nặng, luôn bảo vệ và chở che cho mọi thứ xung quanh. Cùng với đó là sự đại diện cho tuổi thọ lâu dài, khai sáng trí tuệ con người. Mặt khác, Rùa là linh vật tượng trưng cho sự trường thọ, mai rùa có ý nghĩa che chở vạn vật.
Do vậy, Hạc Ngự Long Quy chính là đại diện cho sự gắn kết Đất Trời, Âm Dương, mang ý nghĩa "thọ đại thọ". Đây là biểu tượng của sự trường tồn, bảo vệ gia đình, hỗ trợ đường học hành, công danh, sự nghiệp của các thành viên trong nhà.
Đôi hạc thờ trên bàn thờ gia tiên có ý nghĩa gì?
Đôi hạc thờ có rất nhiều loại: đôi hạc thờ nằm trong bộ đỉnh đồng tam sự, ngũ sự thường có kích thước nhỏ 50cm, 55cm, 60cm, 70cm,... thường đặt trên bàn thờ gia tiên, còn đôi hạc đồng riêng thì cao 1m6, 1m8, 1m9, 2m2,... được dùng trong cúng tiến đình chùa, nhà thờ, đền miếu. Nhưng dù là đôi hạc nào thi đôi hạc thờ cũng mang những ý nghĩa, giá trị sâu sắc về tâm linh, phong thủy.
Người Việt Nam coi trọng đạo Phật, trong đạo Phật rất coi trọng loài chim Hạc và lấy đó là biểu tượng cho sự thanh cao, tinh túy và những mong ước tốt đẹp nên trưng bày đôi hạc cưỡi rùa ở nơi trang nghiêm, vị trí quan trọng chính của ngôi nhà, đình chùa, đền miếu.
Với những đôi hạc đồng thờ cúng có kích thước cao lớn thường được liên tưởng tới những hi vọng mong muốn phát triển của con người với sự vận động không ngừng trong cuộc sống. Những đôi hạc nằm trong bộ đỉnh đồng thường thêm chi tiết đội đèn nến nhằm thể hiện sự tôn thờ ánh sáng chân lý, là ngọn đèn soi sáng, giác ngộ, thức tỉnh tâm tính con người.
Con thứ có nên thờ hạc không?
Việc thờ hạc trên bàn thờ gia tiên là cần thiết. Tuy nhiên ai được thờ hạc? Con thứ có nên thờ hạc hay không? Theo văn hóa thờ cúng của người Việt, con cả là người có trách nhiệm chính trong thờ cúng tổ tiên, ông bà. Do vậy việc chăm nom chốn hương hỏa là việc phải thận trọng.
Đối với các gia đình có con trưởng nối dõi tông đường thì bàn thờ cần có bộ đồ thờ đầy đủ gồm bát hương, kỷ thờ, mâm bồng, bộ đũa thờ, lọ cắm hoa, chóe thờ,... và tất nhiên là không thể thiếu đôi hạc thờ.
Còn với con thứ thì có được thờ hạc? Chuyên gia tâm linh trả lời rằng "có". Việc thờ hạc không qua trọng là con trưởng hay thứ. Bởi ở trên chúng ta đã phân tích ý nghĩa linh thiêng của hạc trong thờ cúng. Hạc đồng để bàn thờ không chỉ thể hiện lòng thành kính, biết ơn với ông bà, tổ tiên mà còn thể hiện mong muốn cha mẹ trường thọ, sống lâu cùng con cháu.
Cách đặt đôi hạc trên bàn thờ theo văn hóa tâm linh của người Việt
Trước hết, gia chủ cần lưu ý kích thước của đôi hạc thờ để lựa chọn vị trí trưng bày phù hợp nhất. Hạc đồng thờ cúng thường được trưng bày ở phòng khách, phòng thờ là chính.
Với đôi hạc nhỏ ở trong bộ tam sự, bộ ngũ sự bằng đồng thì gia chủ có thể đặt theo thứ tự: đỉnh đồng ở chính giữa, đôi chân nến và đôi hạc đặt song song hai bên với thông điệp là sự sum vầy, đoàn tụ.
Với đôi hạc cỡ lớn, cách đặt đôi hạc trên bàn thờ là đặt theo hướng trầu vào bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ thần phật. Tốt nhất là đặt theo hướng Nam để thu hút vượng khí, may mắn cho gia đình, mọi người.
Kết luận
Bài viết trên đã cho bạn biết thêm những kiến thức trong việc có nên thờ hạc trên bàn thờ gia tiên không? Hy vọng những thông tin trên thật sự hữu ích đến với các bạn trong lĩnh vực thờ cúng tâm linh. Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của Blog Số đề để tích lũy cho mình nhiều kiến thức phong thủy hữu ích.
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều