Cây vạn tuế hợp với mệnh nào? Có nên trồng trước nhà để rước tài lộc không?
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 25/06/2021 01:56:13
Cây Vạn Tuế nằm trong top 5 bộ cây mang ý nghĩa tâm linh và quyền lực nhất Việt Nam. Đồng thời cũng là loại cây có tuổi thọ cao nhất trong bộ sưu tập sinh vật cảnh đẹp và ý nghĩa của Châu Á. Loài cây này vừa mang sự trường tồn của sức sống, vừa mang đến cho gia chủ sức khỏe và hạnh phúc ngàn năm. Vậy có nên trồng trước nhà để rước tài lộc không? Bài viết dưới đây của Blog Số Đề sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây vạn tuế.
Mục lục bài viết
Giới thiệu cây vạn tuế
Cây vạn tuế hay còn được biết đến với tên gọi khác là cây chuối chịu lửa hay cây đuôi phượng, là loại cây có nguồn gốc từ miền Nam Nhật Bản. Cây vạn tuế có tên khoa học là Cycas revoluta thuộc họ Cycadaceae – Thiên Tuế, là loại cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn hán tốt nên thường được trồng ở khuôn viên trong nhà, khu đô thị hay các công trình dân cư.
Cây vạn tuế có thân hình trụ màu vàng nhạt, xù xì cao từ 2 – 4m, ít chia nhánh, lá cây thì mọc xung quanh phía trên đỉnh, dạng hình lông chim, nhọn về phía đầu, có gai. Phiến lá nhẵn có màu xanh đậm, cứng khi đâm vào tay sẽ để lại vết hoặc khiến bạn đau.
Hoa vạn tuế được mọc trên đỉnh, có lông màu hung vàng dày, mép chia thành nhiều dải hẹp giống như một ngọn hải đăng lớn trên ngọn cây vạn tuế. Cây vạn tuế nở hoa, hoa cây vạn tuế có thể dài từ 25 – 30cm, rộng từ 5cm, quả của cây có hình cầu giống với quả cây cau cảnh, vỏ mềm bên trong có hạt cứng.
Cây vạn tuế thường sinh trưởng chậm, tuổi thọ cao. Với tên gọi và dáng đứng uy nghi, cổ điển mà cây vạn tuế đem lại nên thường được trồng ở vườn nhà, công viên, khu du lịch, hay công trình. Ngoài ra, loại cây này còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc dành cho gia chủ nên cũng được rất nhiều người yêu thích lựa chọn.
Ý nghĩa của cây vạn tuế trong phong thủy
Với dáng cây sang trọng, uy nghi và tràn đầy sức sống, loài cây này mang thông điệp về sự bền vững trong sự nghiệp. Không những thế, chúng hân hạnh được xếp vào bộ 3 cây phong thủy quyền lực Phúc, Lộc, Thọ theo thứ tự là cây Sanh, cây Lộc Vừng và cây Vạn Tuế. Đại diện cho “Thọ” nên trồng loài cây này, gia chủ sẽ được bình an, may mắn, trường thọ.
Là loài cây giúp loại bỏ khí độc, cân bằng âm dương, khi được kết hợp với nhiều cây khác trang trí nhiều công trình, Vạn Tuế sẽ thể hiện sự uy nghi như những tráng sĩ. Ngoài ra, chúng còn đại diện cho những người kiên nhẫn, quyết liệt và sống giàu tình cảm. Theo phong thủy, khi cây ra hoa là lúc chúng phát huy tác dụng phong thủy mạnh mẽ nhất.
Cây Vạn Tuế hợp mệnh gì? Tuổi nào?
Với mỗi loài cây phong thủy, trước khi trồng mọi người thường không quên việc xem chúng có hợp với năm sinh cũng như bản mệnh theo Ngũ Hành của mình hay không. Nếu như bạn thuộc mệnh Mộc hay mệnh Thủy thì đây là loài cây dành cho bạn. Trồng và chăm sóc chúng tươi tốt, bạn sẽ đón nhiều may mắn, tài lộc và sự phát triển công danh bền vững.
Những người mệnh Thủy và mệnh Mộc là những người có năm sinh sau đây:
-
1942 – Nhâm Ngọ
-
1943 – Quý Mùi
-
1950 – Canh Dần
-
1954 – Tân Mão
-
1956 – Bính Thân
-
1957 – Đinh Dậu
-
1958 – Mậu Tuất
-
1972 – Nhâm Tý
-
1973 – Quý Sửu
-
1974 – Giáp Dần
-
1980 – Canh Thân
-
1981 – Tân Dậu
-
1982 – Nhâm Tuất
-
1989 – Kỷ Tỵ
-
1996 – Bính Tý
-
1997 – Đinh Sửu
Có nên trồng trước nhà để rước tài lộc không?
Với nhiều nghĩa và tác dụng kể trên, cộng thêm đặc tính dễ thích nghi, dễ dàng sống khỏe mạnh trong nhiều điều kiện sinh trưởng khác nhau nên nhiều người lựa chọn trồng chúng trong nhà. Điều này cũng rất tốt bởi nó càng đem lại nhiều may mắn, giàu có và quyền lực cho chủ nhân.
Nếu bạn muốn thực hiện tốt điều này, bạn phải lựa chọn nơi trồng thích hợp. Tốt nhất nên đặt cây ở những nơi thoáng mát, không khí lưu thông tốt, không gian rộng rãi và đặc biệt tránh xa tầm tay trẻ em vì chúng có chứa độc tố nguy hiểm.
Những nơi như phòng khách, đại sảnh, hành lang, cầu thang hoặc trước sân nhà là những nơi có địa thế tốt để trồng cây Vạn Tuế vì khá thông thoáng, mát mẻ, rộng rãi và ít ánh sáng.
Bạn không nên trồng cây ở nơi kín gió như những phòng kín, phòng ngủ,… cũng đừng nên đặt cây nơi cửa ra vào vì lá chúng xòe ra sẽ gây hẹp lối đi và cũng không tốt theo phong thủy.
Tuy nhiên, chúng lại có tác dụng tích cực trong việc chắn luồng khí lớn di chuyển qua lại khi đặt nơi đại sảnh hay ở vị trí chắn giữa 2 cửa thông nhau.
Cây Vạn Tuế sẽ khỏe mạnh khi được đặc ở nơi nhiều nắng gió và ngập tràn ánh sáng nhưng không phù hợp với những nơi có ánh nắng gắt. Ánh nắng dễ làm chúng cháy và khô héo lá dễ dẫn đến chết cây. Khả năng chịu lạnh của cây kém.
Công dụng của cây vạn tuế
Được xếp vào bộ tam đa cây phong thủy phúc (cây sanh), lộc (lộc vừng), thọ (vạn tuế) với ý nghĩa rất tốt đẹp mang lại sức khỏe và sự bình an cho gia chủ nên vạn tuế được trồng nhiều tại các ngôi nhà cây vạn tuế càng to lớn thì càng may mắn.
Cây vạn tuế được sử dụng nhiều để trang trí trong các lễ hội hoa hoặc đám cưới với giá trung bình từ 2 – 5 nghìn/ lá. Với dáng hình đẹp dễ uốn lượn để tạo hình nên rất được ưa chuộng tại các tiệm hoa tươi, hiện nay nghề trồng vạn tuế lấy lá bán cho các thành phố lớn cũng rất phát triển.
Ít người biết hạt cây vạn tuế có tác dụng chữa bệnh rất lớn theo Đông Y hạt lá rẽ cây đều có thể làm thuốc. Lá có tác dụng thu liễm chỉ huyết giải độc. Hoa có tác dụng lý khí chỉ thống, tích thật có tinh, hạt có tác dụng bình can, giáng huyết áp. Rễ có tác dụng phong hoạt lạc, bổ thận. Tuy nhiên các thành phần đều có độc tố nên cần phải làm sạch trước khi sử dụng trên con người.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên Blog Số Đề đã giới thiệu cho các bạn về cây vạn tuế, về ý nghĩa phong thủy cũng như là những mệnh, tuổi hợp với loại cây này. Hy vọng các bạn sẽ hiểu thêm về loại cây cảnh này đồng thời chọn được cho gia đình mình một loại cây phù hợp với khuôn viên nhà nhé.
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều