Ý nghĩa của cây trúc trong phong thủy là gì?
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 25/06/2021 01:50:53
Cây trúc không chỉ là cây cảnh mà còn được nhiều người chọn làm cây phong thủy trồng trong nhà. Khi dùng làm cây phong thủy thì cần phải cân nhắc sao cho cây hợp với mệnh hợp với tuổi của người trồng. Nếu bạn đang chưa biết cây trúc hợp mệnh gì hay hợp tuổi nào thì hãy cùng Blog Số Đề tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Mục lục bài viết
Giới thiệu chung về cây trúc
Trúc có dáng mảnh mai và rắn rỏi luôn cho chúng ta liên tưởng tới ý chí mạnh mẽ kiên cường của con người trước thời tiết khắc nhiệt.Người xưa quan niệm cây trúc tựa như người quân tử và bao giờ cũng trong trạng thái ngay thẳng và coi cây trúc là vật tượng trưng cho một phẩm chất thanh tao và kiên cường và vì trúc luôn tươi xanh quanh năm nên nó cũng được dùng để tượng trưng cho sức khỏe của người già
Cây trúc với khả năng chịu hạn, khô cằn rất tốt.với bộ rễ cứng cáp bám sâu vào trong lòng đất tựa như ý chí kiên cường của người quân tử là những loài cây tượng trưng cho lý tưởng của các bậc văn nhân thời phong kiến.
Ngày nay, chúng là biểu tượng của những người có ý chí kiên cường, vì thế, cũng được dân kinh doanh và các chính gia vô cùng ưa chuộng.Chả thế mà cổ nhân thường ca ngợi những người có phẩm chất cao khiết giống như loài trúc và xem đó là tượng trưng cho sự rắn rỏi, kiên cường, bất khuất. Loài trúc cũng thường được nhắc đến với sự cát tường, may mắn.
Có nên trồng cây trúc ở trước nhà không?
Các loại trúc có dáng thanh mảnh, cao ráo làm cây phong thủy trước nhà rất phù hợp. Loại cây này mang nét mềm mại, dù gặp mưa gió, điều kiện khắc nghiệt vẫn đứng vững, hiên ngang. Do đó, Trúc là biểu tượng của sức sống, sự trường thọ. Nó còn là biểu tượng của sự đoàn kết bền vững bởi Trúc sống theo khóm, sinh trưởng tốt dù sống ở nơi đất cằn sỏi đá.
Cây Trúc là hình ảnh của trời đất rộng dài, trường xuân vĩnh cửu. Trong phong thủy, trồng cây Trúc trước nhà đem lại may mắn, tốt lành, xua đi những rủi ro, vận xui cho gia chủ. Dáng vẻ mộc mạc, thanh tao của cây thể hiện sự sống bình yên và tao nhã trồng cây này trước nhà mang tới sự may mắn và an lành cho gia đình.
Trong tâm thức của nhiều người trúc cùng với tre chính là hai loại cây biểu tượng cho sự ngay thẳng và uy phong. Hình dáng thân cây thanh mảnh, cao ráo và chia nhiều đốt. Hai loại cây này mang những tố chất cốt lõi của người quân tử, kiên trung bất khuất dù gặp mưa gió bão bùng. Chính vì vậy, trồng cây Trúc trước nhà có khả năng xua đi rủi ro, đem lại may mắn cho gia chủ.
Những mệnh nào hợp với cây trúc?
Cây trúc hợp với mệnh mộc, trong ngũ hành mệnh mộc thường đại diện cho sự tăng trưởng, phát triển hay đời sống của tất cả các loài cây. Mộc mềm dẻo, dễ uốn nắn nhưng cũng có khi cứng rắn, vững chãi như cây đa, cây sồi vậy.
Mệnh mộc tràn đầy sức sống, vui tươi, tốt bụng và có khả năng sáng tạo dồi dào, vì vậy với ai thuộc mệnh mộc nên trồng cây trúc nhật ở trước nhà, để ở phòng khách, góc học tập hay bàn làm việc.
Người thuộc mệnh Mộc sinh nhằm các năm sau: Nhâm Ngọ – 1942; Quý Mùi – 1943; Canh Dần – 1950; Tân Mão – 1951; Mậu Tuất – 1958; Kỷ Hợi – 1959; Nhâm Tý – 1972; Quý Sửu – 1973; Canh Thân – 1980; Tân Dậu – 1981; Mậu Thìn – 1988; Kỷ Tỵ – 1989.
Màu xanh lá cây của cây trúc nhật hợp mệnh mộc. Khi trồng cây trúc nhật trong nhà sẽ có được tài khí, nhiều may mắn, theo phong thủy thì nên đặt cây trúc nhật ở hướng nam, đông và đông nam sẽ giúp cho việc làm ăn thêm thuận buồm xuôi gió mà còn thu hút được nhiều tài lộc cho gia chủ.
Một số loại cây trúc cảnh phổ biến hiện nay
Dưới đây là 3 loại cây trúc cảnh được nhiều gia đình lựa chọn trồng trong nhà:
Cây trúc quân tử – Cây trúc phong thủy
Là một trong những giống cây phổ biến nhất trong các loại trúc cảnh được nhiều người yêu thích và sử dụng khá phổ biến để trang trí ở các khoảng không gian sân vườn hoặc tô điểm cho thiết kế của những căn nhà khi được trồng ở dọc bờ tường.
Với loại trúc quân tử, môi trường thích hợp nhất là nên để ở những nơi có nắng hay ánh sáng tự nhiên có thể chiếu đến. Bởi loài cây này nằm trong tập tính chung của những loài trúc đó là ưa ánh sáng, ngoài ra trồng cây trúc trước nhà cũng phần nào mang đến những lợi ích tốt cho sự phát triển của cây như hạn chế được sâu bệnh, héo lá và giúp thân cây cũng dần trở nên cứng cáp và khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Ngoài ra cúc quân tử trong phong thủy thường được trồng phía chính diện ngôi nhà hoặc phòng khách và sảnh lớn với màu xanh tươi để mang đến vượng khí cho ngôi nhà. Ý nghĩa cây trúc quân tử cũng mang đến may mắn và hy vọng tốt đẹp.
Cây trúc cần câu
Cùng nằm trong danh sách các cây trúc cảnh được nhiều người vun trồng phổ biến hiện nay. Loài cây này còn có những tên gọi khác như cây tre trúc cảnh hay tre cần câu hoặc trúc bạch, đặc trưng của loài cây này về hình dáng là phần thân thẳng đứng, hình trụ tròn với đường kính từ 2-3 cm.
Loài cây cũng được chia thành nhiều đốt hơn so với cây trúc quân tử với mỗi đốt tương ứng dài trong khoảng từ 25 -30cm. Có một điểm đặc trưng của loài trúc này chính là phần lá mọc nhiều hơn ở phần trên của thân và mỗi cây trúc cần câu có nhiều thân.
Cây trúc nhật
Đúng nghĩa là một loài trúc cảnh được sử dụng phổ biến để trang trí trong nhà hay tại các văn phòng làm việc. Cây trúc nhật và phong thủy ý nghĩa của nó được xem là đem đến nhiều may mắn cho gia chủ, đó cũng chính là lý do mà loài cây rất được ưa chuộng và được nhiều người chọn mua hay vun trồng ở nhà.
Cây trúc nhật không chỉ là cây cảnh trồng để trang trí trong nhà mà còn là loại cây tốt cho quá trình quang hợp khi đặt trong nhà, cây trúc Nhật để trong nhà có tác dụng thanh lọc và điều hòa không khí, góp phần tạo không gian xanh, ngoài ra việc trồng một chậu cây trúc nhật trong nhà những ngày hè nắng nóng sẽ khiến cho không gian của bạn thêm mát mẻ và dễ chịu hơn rất nhiều.
Kết luận
Những thông tin mà Blog Số Đề chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về cây trúc trong phong thủy. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được loại cây phù hợp với tuổi và mệnh của mình. Điều đó sẽ giúp các bạn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều