Cây thông cảnh hợp với tuổi nào? Mệnh gì?
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 25/06/2021 02:11:54
Cây thông cảnh ngày nay đã trở thành loại cây trang trí quen thuộc trong nhiều không gian. Bạn có thể bắt gặp nó tại rất nhiều nơi như nhà ở, văn phòng làm việc, nhà hàng, khách sạn,… Nó mang vẻ đẹp tự nhiên vô cùng sang trọng giúp cho không gian trở nên lung linh hơn. Bài viết dưới đây của Blog Số Đề sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại cây này.
Mục lục bài viết
Một vài điểm về cây thông cảnh
Thông cảnh là loài cây thuộc họ Pinaceae. Nó còn được mọi người gọi với những cái tên quen thuộc như Thông 2 lá, Thông nhựa hay Thông Hoàng Mai. Cây Thông có nguồn gốc xuất xứ từ Đức.
Trước đây, nó mọc thành cụm lớn tạo thành những khu rừng trông rất đẹp mắt. Hiện nay, nó được trồng trong chậu nhỏ với mục đích trang trí cho không gian. Bên cạnh đó, nó còn mang nhiều công dụng giúp ích cho cuộc sống.
Ý nghĩa phong thủy của cây thông cảnh
Theo quan niệm phong thủy, thông cảnh có ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, ấm áp. Chính vì thế, nó được dùng để trang trí vào dịp lễ Giáng Sinh. Căn phòng có sự xuất hiện của cây Thông sẽ trở nên ấm cùng và mang không khí gần gũi hơn. Thêm vào đó, loại cây này còn có thể xua đuổi tà ma và những điều xấu xung quanh chúng ta.
Chưa dừng lại ở đó, cây Thông dùng làm cảnh còn mang đến rất nhiều công dụng:
-
Thanh lọc không khí
Như các bạn đã biết, ban ngày cây xanh sẽ thải ra khí oxy để con người hít vào. Đồng thời, cây còn giúp thanh lọc không khí, loại bỏ bớt bụi bẩn mang lại sự thoáng mát, sạch sẽ đảm bảo môi trường sống lành mạnh.
-
Trang trí, làm đẹp không gian
Cây Thông cảnh sở hữu màu xanh mơn mởn vô cùng ấn tượng chính là điểm nhấn cho căn phòng. Nhờ đó, không gian trở nên ấn tượng và đẹp đẽ hơn.
-
Giúp đầu óc thư giãn và gia tăng sự tập trung
Khi được sinh hoạt trong không gian có cây xanh, bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái. Những căng thẳng trong công việc cũng được giảm thiểu thay vào đó là sự tập trung.
Thông thường, nhà vườn sẽ khuyên bạn nên trồng cây ở những nơi có ánh sáng, thoáng gió. Như vậy cây sẽ phát triển điều độ hơn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mang cây vào trong nhà thì sau 5 ngày cần mang đi phơi nắng. Như vậy, cây sẽ không bị khô héo và chết dần đi.
Cây thông cảnh hợp với tuổi nào? Mệnh gì?
Trong phong thủy, cây thông cảnh được đánh giá là cây hợp nhất với tuổi Thân trong 12 con giáp. Với đặc điểm sống trên thân cây cao, thân mọc thẳng, sự kết hợp giữa loại cây này và tuổi Thân sẽ giúp gia chủ ngày càng thăng tiến trong sự nghiệp, gặp nhiều may mắn trong mọi vấn đề như tài chính, đường nhân duyên.
Bên cạnh là cây phong thủy theo tuổi thì cây thông cảnh hợp với mệnh gì cũng là vấn đề được quan tâm không kém. Cũng giống như hợp tuổi, yếu tố hợp cung mệnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến gia chủ khi trồng cây.
Các chuyên gia phong thủy cho rằng, cây thông cảnh hợp với mệnh Kim nhất trong 5 cung mệnh. Những người mệnh này khi trồng cây thông cảnh sẽ tránh được nhiều rắc rối xảy ra và mang lại sự thuận lợi, may mắn trong công việc làm ăn, những vận hạn cũng được hạn chế hơn.
Họ thông có những loại nào?
Như đã nói ở trên , có hàng trăm loại cây khác nhau thuộc họ thông. Vì vậy dưới đây sẽ chỉ liệt kê một số loại phổ biến và được sử dụng nhiều nhất.
Thông đất
Cây thông đất hay cây thạch tùng răng cưa hoặc cây chân sói, cây râu rồng đều là tên gọi của loại cây này. Tên khoa học của cây thông đất là Lycopodiella cernua và là loại dược liệu quý mọc ở các vùng cao nguyên đá miền Bắc.
Khác với những giống cây thông còn lại, thông đất là loại cây thân thảo cao từ 30-50cm. Lá cây nhỏ, màu xanh nhìn như những chiếc gai.
Thông đỏ
Cây thông đỏ có rễ cọc kém phát triển. Đây là một trong những loài thực vật phát triển chậm và sống lâu nhất thế giới. Khi trưởng thành cây có thể cao tới 35m và đường kính thân cây trung bình là 1m.
Được tìm thấy ở tỉnh Lâm Đồng, cây thông đỏ là một loại dược liệu cực kỳ quý hiếm đang nằm trong sách đỏ. Cây thông đỏ tại Việt Nam hiện chỉ còn một số lượng rất ít. Có tên khoa học là Taxus wallichiana, cây thông đỏ có giá rất cao và đang bị khai thác cạn kiệt.
Thông ba lá
Cây thông ba lá có tên khoa học là Pinus kesiya. Là cây thân gỗ lớn, vỏ cây màu nâu xám, tán cây có hình trứng rộng. Lá cây hình kim màu xanh ngọc, mỗi đầu cành ngắn có 3 lá nên cây mới được gọi là thông 3 lá.
Ở nước ta cây thông 3 lá mọc chủ yếu ở cao nguyên Langbiang. Cây có thể cho nhựa để chế tinh dầu thông. Gỗ thông để dùng trong xây dựng và đóng đồ gỗ gia dụng. Cây thông 3 lá cũng được dùng làm dược liệu trị viêm nhiễm và gãy xương.
Thông Đà Lạt
Cây thông Đà Lạt hay còn được biết đến với cái tên thông năm lá. Có tên khoa học Pinus dalatensis, đây là loài thực vật đặc hữu chỉ phân bố tại Việt Nam. Cây được tìm thấy tại các tỉnh Lâm Đồng, Tây Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đắc Lắc.
Cây thông thảo
Cây thông thảo thuộc loại cây thân gỗ xốp cao từ 3-6m. Lá cây to, dài từ 30-90cm. Cây phân bố tại các khu vực ẩm ướt như Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Dùng cây thông thảo làm thuốc có tác dụng lợi tiểu, chống viêm. Đặc biệt cây thông thảo lợi sữa nên được các gia đình có bà bầu tìm mua và sử dụng nhiều.
Ngoài những loại trên, còn một số giống thông như cây thông nhật bản, cây thông tuyết, cây thông đá,… cũng được trồng tại nước ta để làm cảnh.
Kết luận
Qua những thông tin mà Blog Số Đề chia sẻ, mỗi người sẽ hiểu rõ hơn về cây thông cảnh. Mong rằng, bạn sẽ có được chậu cây đẹp như ý. Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có được những thông tin hữu ích về phong thủy.
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều