Khám phá ý nghĩa phong thủy của cây thiết mộc lan
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 21/06/2021 23:24:57
Từ trước tới nay, trong cuộc sống con người thường mong muốn được may mắn, tài lộc. Cũng chính vì điều này mà con người tin vào sự may mắn mà phong thủy mang lại trong đó có cây cối. Cây Thiết Mộc Lan là một trong những loại cây được ưa chuộng và sử dụng rất nhiều. Lý do vì sao thiết mộc lan lại được ưa chuộng như vậy? Ý nghĩa phong thủy cây Thiết Mộc Lan là gì? Cùng Blog Số Đề tìm hiểu nhé!
Mục lục bài viết
Tìm hiểu về cây Thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan được trồng rất nhiều ở trong nhà, các văn phòng làm việc. Thiết mộc lan hay còn có tên gọi khác là cây Phất dụ thơm. Tên khoa học Dracaena Fragrans, có có nguồn gốc từ bản địa của Tây Phi. Hiện nay, cây được chọn làm cây cảnh đẹp và được trồng ở nhiều nơi trên thế giới.
Cây thiết mộc lan có lá mọc xanh quanh phần thân, lá của nó dài và gần giống như lá cây ngô. Cây có sức sống mãnh liệt, sinh trưởng và phát triển ở tốc độ cao. Chỉ cần một cảnh nhỏ đâm xuống đất cũng có thể phát triển thành một cây lớn khỏe mạnh.
Chính vì sức sống mãnh liệt của nó nên được nhiều người ưa thích và muốn dinh cây về trồng tại nhà. Cây có thể trồng ở ngoài trời, trong chậu, thậm chí là ở trong môi trường nước…Tại môi trường thiếu ánh sáng cây cũng phát triển tốt, tuy nhiên, nếu có điều kiện nên đưa cây ra bên ngoài nắng ấm một tuần 1 – 2 lần để cây phát triển mạnh mẽ hơn.
Thiết mộc lan là cây có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, cây giúp lọc bỏ những độc tố gây ô nhiễm không khí, cây hấp thụ chất monoxide de carbone rất tốt. Hút các chất benzene, toluene, formaldehyde rất tốt cho sức khỏe của thành viên sống trong căn phòng.
Ý nghĩa phong thủy của cây Thiết mộc lan
Theo ngũ hành, thiết mộc lan thích hợp với hướng Đông hoặc Đông Nam của ngôi nhà. Ở những hướng này sẽ tụ nhiều ánh sáng, đại diện cho Mộc trong ngũ hành mang đến vượng khí và may mắn cho gia chủ.
Phong thủy cây thiết mộc lan biểu hiện ở trong chính cây: Hành Mộc chính là bản thân cây thiết mộc lan, hành Thổ tức là đất, là nơi cây sinh sống và phát triển trên đó. Hành Thuỷ là nguồn nước, chất dinh dưỡng có tác dụng nuôi dưỡng cây tồn tại và phát triển. Hành hoả được nhắc tới nếu trồng cây trong chậu đất nung màu nâu đỏ, hành kim khi trồng cây trong chậu kính hay kim loại.
Ngoài ra, thiết mộc lan luôn xanh tốt biểu tượng cho sự sinh sôi phát triển, cây này còn đại diện cho yếu tố Mộc và Hỏa trong ngũ hành giúp thúc đẩy sự luân chuyển các nguồn năng lượng, đem lại sự thịnh vượng, suôn sẻ và may mắn cho chủ nhân.
Mua cây thiết mộc lan người ta thường tính theo số cành hay chậu. Bởi mỗi con số lại mang một ý nghĩa khác nhau, ví dụ: 2 cành tượng trưng cho sự may mắn về tình yêu đôi lứa, 3 cành tượng trưng cho hạnh phúc, 5 cành tượng trưng cho sức khỏe, 8 cành tượng trưng cho sự phát tài phát lộc, 9 cành mang lại hạnh phúc viên mãn, tài lộc thời vận tốt cho gia chủ…
Cũng có nhiều người cho rằng, cây thiết mộc lan mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ, nhất là khi cây nở hoa. Khi cây nở hoa chính là lúc báo hiệu niềm vui về tiền tài, chính bởi vậy những gia chủ nào có thiết mộc lan nở hoa, đặc biệt vào dịp tết sẽ thuận lợi trong làm ăn, công việc kinh doanh được đơm hoa kết trái.
Cây thiết mộc lan hợp với mệnh gì?
Cây thiết mộc lan phong thủy ngày tươi tốt quanh năm, bản thân màu xanh mướt của cây đã đại diện cho hành Mộc. Do đó, những người thuộc mệnh Mộc rất thích hợp trồng cây thiết mộc lan. Năng động, hướng ngoại, giàu lòng vị tha và yêu thiên nhiên là những đặc điểm tính cách của người mệnh Mộc.
Để gia tăng vận khí, tài lộc cho bản thân, họ có thể trồng cây cảnh này, cũng một số loại cây có sắc xanh khác trong nhà. Đồng thời, trong Ngũ hành tương sinh, Mộc sinh Hỏa, nên màu xanh hay cây phong thủy này còn có thể trở thành lựa chọn của người mệnh Hỏa nếu họ thích trồng.
Cây Thiết mộc lan hợp mệnh gì?
Cây thiết mộc lan hợp với những người mệnh mộc. Người mệnh mộc sẽ được may mắn và vận khí tốt khi trồng cây thiết mộc lan. Những năm tuổi mệnh mộc:
-
Mậu Thìn (người sinh năm 1928, 1988),
-
Kỷ Tỵ (người sinh năm 1929, 1989).
-
Nhâm Ngọ (người sinh năm 1942, 2002),
-
Quý Mùi (người sinh năm 1943,2003).
-
Canh Dần (người sinh năm 1950, 2010),
-
Tân Mão (người sinh năm 1951,2011).
-
Mậu Tuất (người sinh năm 1958, 2018),
-
Kỷ Hợi (người sinh năm 1959,2019).
-
Nhâm Tý (người sinh năm 1972, 2032),
-
Quý Sửu (người sinh năm 1973, 2033).
-
Canh Thân (người sinh năm 1980, 2040),
-
Tân Dậu (người sinh năm 1981, 2041).
Vị trí đặt cây thiết mộc lan giúp cây phát huy hết yếu tố phong thủy cho gia chủ
Theo thuyết phong thủy, để có thể mang lại hết những giá trị mà đồ vật mang lại cần lưu tâm đến hướng gió, hướng lưu thông của khí, địa thế và vị trí đặt.
Đối với cây Thiết mộc lan cần đặt cây ở vị trí hướng đông nam hoặc hướng đông sẽ là đẹp nhất, vì ở những hướng này cây sẽ hấp thu được nhiều ánh sáng tốt, dương khí của trời đất, đại diện cho Mộc trong ngũ hành mang đến vượng khí và may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Ngoài ra, bạn nên để cây gần cửa sổ, hoặc nếu không có thì bạn cũng nên cố gắng đặt những nơi có nhiều ánh sáng, điều này giúp cây có thể quang hợp và sinh trưởng tốt hơn.
Kết luận
Là một loại cây dễ sống nên trồng cây Thiết Mộc Lan không khó. Bên cạnh đó khi bạn trồng được loại cây này và chăm sóc nó thật tốt thì loài cây này sẽ mang lại may mắn cho cuộc sống và công việc của bạn. Hy vọng bài viết trên Blog Số Đề đã giúp bạn hiểu được đặc điểm cũng như ý nghĩa phong thủy của cây Thiết Mộc Lan.
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều