Ý nghĩa của cây nêu ngày Tết trong văn hóa Việt
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 21/06/2021 09:35:22
Từ cách đây đã rất lâu, vào mỗi dịp Tết đến xuân về, các gia đình Việt Nam lại dựng cây nêu trước sân nhà như một hành động truyền thống không thể thiếu. Tùy vào văn hóa vùng miền, người dân sẽ treo thêm một số vật phẩm có tính biểu tượng. Thế nhưng ngày nay rất ít bạn trẻ hiểu rõ phong tục dựng cây nêu ngày Tết có ý nghĩa gì? Blog Số Đề sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về điều này.
Mục lục bài viết
Cây nêu là gì?
Cây nêu là một thân cây được người dân Việt Nam đem trồng trước sân nhà mỗi dịp Tết Nguyên đán. Cây nêu còn gắn liền với các lễ hội khác như hội làng, lễ hội đâm trâu,…
Cây nêu của người Kinh thường sử dụng một số loại cây họ tre như tre, bương, lồ ô, có độ cao khoảng 5-6 mét, đã được tỉa sạch các nhánh và lá tre; các dân tộc thiểu số thường sử dụng loại cây gỗ chắc chắn được vẽ quanh thân, có tua đại.
Khi có gió thổi chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng như tiếng phong linh, rất vui tai. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu…
Trên ngọn cây nêu treo một vòng tròn nhỏ và tùy theo địa phương mà vòng tròn này treo nhiều vật dụng khác nhau tùy theo từng địa phương, vùng miền. Ngày dựng cây nêu gọi là lên nêu, ngày 7/1 âm lịch là ngày hạ nêu. Người Mường trồng cây nêu vào ngày 28/12 âm lịch, người H'mông dựng cây nêu trong lễ hội Gầu tào (cầu phúc hoặc cầu mệnh) tổ chức từ ngày 3 đến ngày 5 tháng giêng âm lịch.
Ý nghĩa của tục dựng cây nêu
Việc trồng cây nêu ngày Tết được bắt nguồn từ Sự tích cây nêu ngày Tết trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Theo sự tích, cây nêu là biểu tượng của sự đấu tranh giữa thiện và ác nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên cho mọi người.
Những dịp Tết đến, xuân về là lúc thần linh về trời, do đó con người cần những “bảo bối” như cây nêu nhằm đề phòng cảnh giác, chống lại sự xâm nhập của ác quỷ lúc con người vui chơi. Theo thời gian, cùng với sự phong phú của các đồ lễ treo trên ngọn cây, cây nêu được coi là cây vũ trụ nối liền đất với trời, hàm chứa ý thức về lãnh thổ của người Việt.
Ngày xưa, cây nêu là biểu tượng cho sự uy quyền, nhà nào có quyền thế nhất là nhà đó có cây nêu cao nhất. Hiện nay, phong tục trồng cây nêu ngày tết đã dần mất đi trong cộng đồng người Việt thời hiện đại, và được thay thế với tục chơi cành hoa đào, hoa mai ngày tết, bày trong nhà. Cây nêu chỉ còn bắt gặp lác đác tại một số vùng quê, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng thượng du Bắc Bộ hay Tây Nguyên.
Theo quan niệm truyền thống, cây nêu của người miền bắc thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, vì từ ngày này cho đến đêm giao thừa là ngày Táo quân về chầu trời. Người dân quan niệm rằng, đây là thời điểm vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội lẻn về quấy nhiễu.
Cây nêu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Ngày xưa, cây nêu là biểu tượng cho sự uy quyền, nhà nào có quyền thế nhất là nhà đó cây nêu cao nhất. Gần đây, phong tục trồng cây nêu ngày Tết đã dần mất đi trong cộng đồng người Việt Nam thời hiện đại, và được thay thế với tục chơi cành hoa đào, hoa mai ngày Tết.
Cây nêu chỉ còn bắt gặp tại các chùa, đình, một số vùng quê. Hiện nay, những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc dần dần được phục hồi, trong những năm gần đây cây nêu được dựng lên tại các chùa, đình, khu du lịch, các trung tâm văn hóa, công ty… thể hiện chủ quyền của nền văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam mãi mãi không bao giờ mất.
Cây nêu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có đặc điểm khá đa dạng tùy thuộc địa phương, phong tục, dân tộc, giai cấp xã hội v.v. Có cây nêu mang tính nguyên sơ, không gắn liền với lễ hội mà hình thức cổ xưa nhất còn thấy ở cộng đồng người nông dân. Với tục dùng cành tre dài cắm trên ruộng sau khi gặt, khi thấy dấu hiệu này, người ta biết là chủ ruộng giữ lại mầm lúa cho mùa năm sau, không thể tuỳ tiện thả trâu bò vào ăn.
Hướng dẫn dựng cây nêu
Để chuẩn bị cho việc dựng cây nêu ngày Tết, người dân phải tìm được một cây tre(hoặc trúc) già, thân thẳng, cao to, các đốt tre đều đẹp, ngọn cây còn nguyên lá tươi tốt. Vật dụng để dựng cây nêu còn bao gồm 3 dây chằng thường là dây thừng, hiện nay có thể thay bằng dây dù bền để buộc các vật phẩm lên cây đồng thời giữ cây nêu không bị đổ. Ngoài ra người dân cũng phải chuẩn bị thêm cọc tre hoặc cọc sắt để buộc chân cây nêu
Các vật dụng dùng để trang trí cho cây nêu ngày Tết gồm một số món đồ sau:
-
Lồng đèn: lồng đèn đỏ rực rỡ treo ở ngọn cây nêu để dẫn đường cho ông bà, người thân về ăn Tết cùng con cháu.
-
Cờ hội: các lá cờ hình vuông được treo dưới chùm tre.
-
Lá phướn : được làm bằng giấy màu, giấy điều hoặc vải đỏ, viết các câu chúc mừng năm mới mang ý nghĩa may mắn, treo cùng vị trí cờ hội nhưng buông dài xuống.
-
Các dụng cụ tạo âm thanh như khánh đất, sáo trúc, chuông gió, miếng kim loại…để khi gió thổi qua tạo nên âm thanh vui tai đồng thời báo hiệu cho ma quỷ biết đây là nơi có người ở, tránh để chúng phá phách.
-
Giỏ tre hoặc túi vải đựng vàng mã, trầu cau, gạo muối…treo bên dưới chùm lá tre.
-
Các vật phẩm mang ý nghĩa tín ngưỡng như : lá đa, nhánh xương rồng, lá dứa.
Kết luận
Phong tục dựng cây nêu ngày Tết là nghi lễ độc đáo của dân tộc ta vào dịp đầu xuân năm mới. Tuy nhiên văn hóa này đang dần mai một qua thời gian. Blog Số Đề đã vừa chia sẻ đến bạn đọc những thông tin thú vị về truyền thống tốt đẹp này của dân tộc.
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều