Tìm hiểu về nghĩa của cây si cảnh trong phong thủy
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 25/06/2021 01:36:55
Cây si cảnh là một trong bốn loài cây trong bộ cây tứ trụ có tuổi thọ cao nhất và được trồng nhiều ở nước ta. Không những là cây xanh có bóng mát tuyệt vời thu hút người chiêm ngưỡng bởi dáng cây đẹp, tán xòe rộng, nhiều rễ phụ mọc từ cành nhánh nhỏ buông rủ xuống. Vậy cây cảnh này hợp với mệnh gì? Tuổi gì? Có ý nghĩa như thế nào trong phong thủy? Cùng Blog Số Đề tìm hiểu ngay dưới đây.
Mục lục bài viết
Giới thiệu về cây si
Cây Si là giống cây Dâu Tằm bắt nguồn từ các nước ở Đông Nam Á. Ngoài tên cây si thì nó còn được biết đến với tên gọi cây Gừa hay cây Cừa. Ban đầu chỉ là những cây nhỏ mọc dại ven sông hay kênh rạch nhưng hiện nay lại trở thành cây bonsai đẹp mắt trồng phổ biến để làm đẹp cảnh quan.
Cây si thuộc loại thân gỗ, dáng cao lớn khi trưởng thành cao đến hơn 20m đến 25m. Cây có nhiều cành và nhánh nhỏ mọc tỏa tám hướng, trên thân cành có rễ phụ mọc dài.
Sau một thời gian các rễ phụ phát triển dài ra và đâm xuống đất để hút thêm nước và các loại chất khoáng để nuôi dưỡng cây. Nếu trồng lâu năm thì các rễ phụ này sẽ ngày càng phát triển, to sần sùi như thân chính.
Lá cây si xanh biếc hình bầu dục, hơi dày giống mặt thìa cà phê. Đến mùa hè quả si mọc ra đầu các cành cây, vẻ ngoài quả giống quả sung nhưng có màu hồng đậm khi mới chín và chuyển dần sang tím đen. Cây si sinh trưởng tốt ở nơi có nhiều ánh sáng nhưng khả năng chịu đựng không tốt lắm, chỉ ưa thích khí hậu nóng ẩm.
Ý nghĩa của cây si trong phong thủy
Cây si thuộc nhóm Ngũ Quỷ
Có một số quan niệm cho rằng cây si là một trong những loại cây thuộc nhóm ngũ quỷ, gồm: Liễu, Hòe, Đa, Si, Gạo. Đây là những loại cây mang tính âm. Có thể là nơi trú ngụ của ma quỷ, không tốt cho vận khí của ngôi nhà. Vì thế, theo quan niệm này thì không nên trồng cây si trước nhà
Cây si thuộc nhóm tứ linh
Nhưng ở một số khía cạnh khác thì cây si lại là loại cây nằm trong bộ tứ linh. Cây tứ linh trong phong thủy còn được gọi là cây cát tường. Chúng thường đem đến phúc khí dày cho gia chủ. Nếu đặt đúng chỗ còn có thể tăng sinh khí, trấn yểm cho những mảnh đất xấu hay hướng nhà mang sát khí.
Cây si cảnh hợp tuổi nào?
Theo phân tích đặc điểm của cây si: thân nâu, lá màu xanh lục nên hợp với những người thuộc mệnh Mộc. Vì thế, gia chủ mệnh này chắc hẳn sẽ bớt lo lắng có nên trồng cây si trước nhà hay không. Những người mệnh mộc có năm sinh và tuổi như sau:
-
Tuổi Canh Dần: 1950
-
Tuổi Tân Mão: 1951
-
Tuổi Mậu Tuất: 1958
-
Tuổi Kỷ Hợi: 1959
-
Tuổi Nhâm Tý: 1972
-
Tuổi Quý Sửu: 1973
-
Tuổi Canh Thân: 1980
-
Tuổi Tân Dậu: 1981
-
Tuổi Mậu Thìn: 1988
-
Tuổi Kỷ Tỵ: 1989
-
Tuổi Nhâm Ngọ: 2002
-
Tuổi Quý Mùi: 2003
Có nên trồng cây Si trước cửa nhà?
Câu trả lời là không nhé. Mặc dù là cây xanh mang ý nghĩa tốt nhưng nếu trồng vị trí không phù hợp cây sẽ phản phong thủy mà mang điều không tốt. Theo lời khuyên của các chuyên gia phong thủy, Si có tán lá rộng, xòe to nếu trồng trước cửa nhà cây sẽ che chắn, ngăn chặn đáng kể lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào ngôi nhà.
Điều này là điều kiêng kỵ trong phong thủy ” âm khí thịnh – dương khí suy”. Nó rất là không tốt với công việc làm ăn kinh doanh của gia chủ cũng như sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, trồng cây Si trước cửa nhà là không nên bạn nhé!
Tác dụng của cây Si
Cây Si được trồng nhiều trên đường phố, trong công viên, khuôn viên sân vườn,… Với dáng cây lạ, tán rộng cây không những cho bóng mát tuyệt vời mà nó còn mang lại không gian xanh mát mẻ, bầu không khí trong lành, thoải mái hơn.
Cây Si còn được trồng làm tiểu cảnh trang trí sân vườn, trồng trong chậu tạo các dáng bon sai đẹp mắt. Cây dễ tạo các dáng bonsai thu hút vì vậy nó được rất nhiều người yêu bonsai tìm mua và tùy vào sở thích của mỗi người mà cây có định giá khác nhau. Si đang là loại cây xanh đem lại giá trị kinh tế cao.
Cây Si còn là một trong những loài cây tâm linh thường được trồng nhiều trong đình, chùa. Cây Si còn sử dụng trồng trong các thiết kế hòn non bộ hoặc trồng ven hồ. Với bộ rễ to khỏe nó là một trong những cây chống sạt lở đất tốt. Ngoài ra Si còn có được làm thuốc chữa bệnh. Nó có thể chữa các bệnh như tiêu viêm, lợi tiểu, ho, sốt, lỵ…
Lưu ý khi trồng cây si cảnh trước nhà
-
Nên lựa chọn những cây si có dáng nhỏ với chiều cao xấp xỉ 1m.
-
Không trồng riêng rẽ một cây mà nên kết hợp với các loại cây cảnh khác để tăng dương và sinh khí cho ngôi nhà.
-
Trồng cây si nên theo các số lẻ 3, 5 ,7 cây hoặc theo cặp cân đối.
-
Khi trồng cây si không để ở vị trí chính giữa hoặc hướng Tây, Tây Nam. Vì cây thuộc hành Mộc, nếu đặt ở những vị trí này sẽ không tốt.
-
Nếu như bạn chuyển nhà đến và có sẵn cây si rồi thì hãy xem xét thật kỹ nhiều yếu tố trước khi quyết định có nên chặt cây si trước nhà không
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây si cảnh trong phong thủy. Hy vọng, qua bài viết các bạn đã tìm ra cho mình một phương pháp giải quyết tốt nhất trong trường hợp này. Hãy đến với Blog Số Đề để cập nhanh những tin tức hữu ích trong phong thủy, từ đó áp dụng trong cuộc sống. Chúc các bạn thành công.
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều