Bật mí về ý nghĩa của cây quế trong phong thủy
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 26/06/2021 01:55:41
Quế vốn được biết đến là một cây hương liệu quý có giá trị kinh tế cao. Quế không chỉ được sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày mà còn có tác dụng trong điều trị bệnh, làm đẹp. Hôm nay, chúng ta lại biết đến một tác dụng của quế, đó là trong phong thủy. Cùng Blog Số Đề tìm hiểu để thấy được cây quế có ý nghĩa gì trong phong thủy nhé.
Mục lục bài viết
Giới thiệu về cây quế
Quế là một loại cây khá quen thuộc với đời sống, vừa có thể dùng làm gia vị vừa là một vị thuốc từ xa xưa đến nay. Trong chi Cinnamomum có rất nhiều loài quế khác nhau. Trên thế giới, hai loài phổ biến được biết đến là:
-
Quế Trung Quốc (tên khoa học là Cinnamomum cassia Blume)
-
Quế Srilanka, hay quế quan (tên khoa học là Cinnamomum zeylanicum Nees)
Ở Việt Nam, tại các địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An cũng có một loài quế quý với tên khoa học là Cinnamomum loureirii Nees. Bài viết này sẽ chủ yếu đề cập đến loài này.
Đây là một loài cây thân gỗ với lá thường xanh, có quan hệ họ hàng gần với loài ở Trung Quốc hơn so với Srilanka mặc dù thuộc cùng một chi thực vật. Lá có hình trứng hai đầu hẹp lại, hơi nhọn. Hoa màu trắng mọc thành cụm ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hạch hình trứng dài.
Vỏ cây, vỏ cành có vị cay, có mùi thơm nồng. Người ta khai thác vỏ của thân, cành cây để làm thuốc trong Đông y, làm gia vị, thảo mộc dưỡng da… Lá cây có thể được dùng để chưng cất tinh dầu. Gỗ được dùng làm đồ mỹ nghệ, đồ trang trí nội thất…
Đặc điểm hình thái cây quế
-
Cây quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, ở cây trưởng thành có thể cao trên 15m, đường kính ngang ngực (1,3 m) có thể đạt đến 40 cm.
-
Quế có lá đơn mọc cách hay gần đối lá có 3 gân gốc kéo dài đến tận đầu lá và nổi rõ ở mặt dưới của lá, các gân bên gần như song song, mặt trên của lá xanh bóng, mặt dưới lá xanh đậm, lá trưởng thành dài khoảng 18 – 20 cm, rộng khoảng 6 – 8 cm, cuống lá dài khoảng 1 cm.
-
Quế có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân cây tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt rạn theo chiều dọc.
-
Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 – 5%.
-
Cây quế khoảng 8 đến 10 tuổi thì bắt đầu ra hoa, hoa quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa tự chùm, nhỏ chỉ bằng nửa hạt gạo, vươn lên phía trên của lá, màu trắng hay phớt vàng.
-
Quế ra hoa vào tháng 4, 5 và quả chín vào tháng 1, 2 năm sau. Quả quế khi chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím than, quả mọng trong chứa một hạt, quả dài 1 đến 1,2 cm, hạt hình bầu dục, 1kg hạt quế có khoảng 2500 – 3000 hạt.
-
Hạt quế có dầu nên khi gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao hạt sẽ bị chảy dầu mất sức nảy mầm
-
Bộ rễ quế phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng lan rộng, đan chéo nhau vì vậy quế có khả năng sinh sống tốt trên các vùng đồi núi dốc.
Cây quế có ý nghĩa gì trong phong thủy?
Người xưa quan niệm những người đỗ đạt cao trong các kì thi thường được gọi là “nguyệt cung chiết quế”. Câu nói này thể hiện ý nghĩa giỏi giang, có vinh quang cực độ. Kể cả trong thời hiện đại, với những người đạt giải cao trong những cuộc thi trí thức vẫn có một phần thưởng vinh danh gọi là “vòng nguyệt quế”. Qua đó cho thấy, không phải ngẫu nhiên mà quế được nhắc đến như vậy, chắc hẳn quế phải có một ý nghĩa quan trọng nào đó mới được vinh danh như thế.
Từ xa xưa, cây quế có ý nghĩa gì trong phong thủy đã là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo quan niệm đó mà ngày trước, gia đình nào mà có con cháu đạt công danh lớn, tiếng tăm lừng lẫy đều được gọi là “lan quế tề phương”. Câu nói này có ý nghĩa là lan quế cùng tỏa hương thơm. Sử sách ghi chép, thời xưa Đậu Vũ Quân là người Yên Sơn thời Ngũ Đại sinh được năm người con trai.
Cả 5 người con của Ngũ Đại đều học hành thành người, đỗ đạt cao và trở thành tú tài. Lúc đó, Phùng Đạo đã ngâm một bài thơ để tôn vinh Ngũ Đại vì đã dạy dỗ 5 người con nên người. Bài thơ đó như sau: “Yên Sơn Đậu thập lang, giáo tử hữu nghĩa phương. Linh xuân nhất chi lão, đan quế ngũ chi phương”. Ý nghĩa của bài thơ là “Đậu thập lang ở Yên Sơn dạy con có phương pháp, một cành linh xuân già, năm nhánh đan quế hương thơm”.
Quế có tác dụng gì?
Trong Tây y, tác dụng của quế gồm kích thích tuần hoàn máu (lưu thông huyết), tăng cường hô hấp. Ngoài ra, nó còn gây co mạch, tăng bài tiết, co bóp tử cung và tăng nhu động ruột. Tinh dầu quế có tính sát trùng mạnh.
Trong Đông y, công dụng của quế được biết đến như chữa đau mắt, ho hen, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh, đau bụng tiêu chảy, đái tháo đường… Tuy nhiên, một số người dùng đã gặp phải tác dụng phụ khiến bệnh nặng thêm. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi muốn sử dụng. Khi sử dụng, dược liệu này có thể phối hợp với các vị thuốc khác hoặc dùng riêng một mình.
Quế có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, hơi có độc, quy vào kinh can và thận. Theo tài liệu cổ, vị thuốc này có tác dụng bổ mệnh môn tướng hỏa, trị cố lãnh trầm hàn, dùng chữa chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi, đau bụng, khó tiểu.
Kết luận
Trên đây là một số chia sẻ về ý nghĩa cây quế trong phong thủy mà Blog Số Đề đã gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích giúp bạn ứng dụng về cây quế nhiều hơn trong cuộc sống. Chúc bạn và gia đình có những giây phút hạnh phúc.
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều