Bật mí ý nghĩa phong thủy của cây Lan ý trong đời sống

Thần Cơ tiên tử Biên tập bởi: - Ngày: 21/06/2021 23:27:25

Cây Lan ý là một trong những loại cây cảnh vô cùng được ưa chuộng bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng, thuần khiết của nó. Tuy nhiên người ta trồng nó không đơn giản chỉ vì mục đích trang trí mà bởi vì nó còn mang những ý nghĩa phong thuỷ rất tốt. Hãy cùng blogSoDe tìm hiểu về ý nghĩa phong thuỷ của cây lan ý để hiểu thêm về loài cây này nhé!

Giới thiệu chung về cây lan ý

Tên khoa học của cây lan ý là Spathiphyllum wallisii, cây thuộc họ ráy. Cây có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới Nam Mỹ và một số quốc gia ở Đông Nam Á. Ở nước ta, cây lan ý hay được gọi là cây bạch môn, cây vỹ hoa trắng hoặc cây ý lan, cây huệ hòa bình.

Cây lan ý là loại cây thân thảo có kích thước nhỏ, cao không quá 50cm. Cây mọc thành bụi với các cuống lá dài, nhỏ và hướng lên trên. Lá cây màu xanh đậm có hình bầu dục, thon dài và nhọn ở đỉnh. Hoa lan ý màu vàng, có một bắc hoa bọc bên ngoài màu trắng như vỏ sò nhìn rất đẹp. Hoa lan ý nở rất lâu, có thể kéo dài từ 3-4 tháng.

Lan như ý có khả năng sinh trưởng mạnh và lan bụi nhanh. Vì thế thông thường người ta nhân giống lan bằng cách tách bụi. Cây có thể sống trong cả môi trường râm mát lẫn ngoài sáng, trồng được cả trên đất lẫn thủy sinh. Hiện nay có hai loại lan ý đang được trồng nhiều và ưa chuộng tại nước ta là cây lan ý mỹ và cây lan ý thái. Đây là hai loại lan ý đẹp và dễ trồng.

Bật mí ý nghĩa phong thủy của cây Lan ý trong đời sống 1236599154

Ý nghĩa phong thuỷ của cây lan ý

Cây lan ý có màu sắc nhẹ nhàng với những lá cây xanh biếc, chúng thường sinh sống ở những xứ ưa nóng nên phù hợp với khí hậu Việt Nam. Thân cây cao khoảng 50cm, mọc thành từng bụi, lá xanh biếc thuôn nhọn về đuôi. Lá mọc bắt đầu từ mặt đất sau đó mọc rủ xuống, trên mặt lá có những đường gân màu xanh nhạt hơn.

Ý nghĩa phong thuỷ của cây lan ý đó chính là cân bằng trường khí, hấp thu và điều hòa những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà đem đến không gian sống yên bình, hài hòa cho gia chủ.

Cây Lan ý có vẻ đẹp dịu dàng, bản lá to lọc độc tố vô cùng hiệu quả, đặc biệt là các loại khí độc có hại: trichloroethylene, formaldehyde, acetone, benzene, carbon monoxide, formaldehyde sinh ra từ các loại chất tẩy rửa: đồ trang điểm, nước rửa móng tay, nước rửa kính.

Lan ý hấp thụ bụi bẩn, nhả oxy rất tốt cho những người đau ốm, mệt mỏi, mất ngủ, các chứng bệnh cấp và mãn tính khác. Đặc biệt với những người bị bệnh ung thư phải trải qua nhiều cuộc hóa trị liệu hoặc điều trị bức xạ nên trưng lan ý trong phòng.

Lan ý còn là một trong số ít cây cảnh trong nhà có khả năng giảm thiểu tác hại của sóng điện từ và các tia tử ngoại tác động lên cơ thể con người. Theo các nhà khoa học Mỹ khi trưng lan ý trong nhà sẽ cân bằng các nguồn sóng điện từ sinh ra từ các thiết bị điện tử: đồng hồ, lò vi sóng, máy tính, đài, tivi, tủ lạnh…

Bật mí ý nghĩa phong thủy của cây Lan ý trong đời sống 1236599154

Cây Lan Ý hợp mệnh gì? Tuổi nào?

Loại cây cảnh này hợp phong thủy bàn giám đốc mệnh Thủy và mệnh Kim. Cây Lan Ý trồng thủy sinh lại càng hợp hơn. Bởi mệnh Thủy là nước, trong ngũ hành Kim sinh Thủy (tương sinh với nhau. Ngoài ra, mo hoa cây Lan Ý có màu trắng là màu bản mệnh của hành Kim.

Bên cạnh đó, mệnh Mộc cũng khá thích hợp với loại cây phong thủy để bàn làm việc này. Vốn dĩ, Mộc chính là cây cối, hơn nữa, cây Lan Ý còn có màu xanh lá đậm, màu đại diện cho mệnh Mộc.

Cây lan ý hợp với tuổi nào? Từ mệnh chúng ta có thể suy ra năm sinh và tuổi tương ứng. Nếu cây Lan Ý đã hợp mệnh Kim và Thủy, thì từ mệnh chúng ta có thể suy ra tuổi hợp của cây. Bao gồm:

  • Bính Tý (1936 và 1996)

  • Quý Tỵ (1953 và 2013)

  • Nhâm Tuất (1982)

  • Đinh Sửu (1937 và 1997)

  • Quý Hợi (1983)

  • Giáp Thân (1944 – 2004)

  • Đinh Mùi (1967)

  • Ất Dậu (1945 và 2005)

  • Nhâm Thìn (1952 và 2012)

  • Ất Mão (1975)

Ngoài ra, giám đốc sinh và các năm sau cũng có thể chọn cây Lan Ý để tăng tính phong thủy cho bàn làm việc của mình.

  • Quý Dậu (1993)

  • Nhâm Thân (1992)

  • Giáp Tý (1984)

  • Ất Sửu (1985)

  • Canh Tuất (1970)

  • Tân Hợi (1971)

  • Quý Mão (1963)

  • Nhâm Dần (1962)

  • Ất Mùi (1955, 2015)

  • Giáp Ngọ (1954)

Bật mí ý nghĩa phong thủy của cây Lan ý trong đời sống 1236599154

Vị trí trồng và lợi ích cây lan ý

Vẻ đẹp xanh mướt quanh năm, và sự duyên dáng của cây lan ý khiến cây rất dễ trang trí nhiều nơi trong nhà và văn phòng. Lan ý còn được trồng ngoại thất trang trí nhiều không gian sân vườn, bồn hoa, ban công, hiên nhà….dưới bóng cây lớn hoặc vị trí có ít ánh sáng chiếu vào vừa có tác dụng thanh lọc không khí vừa làm mềm, hài hòa không gian.

Từ cây nhỏ xinh trồng chậu hoặc bình thủy tinh để trưng nơi bàn làm việc, quầy tiếp tân, bàn tiếp khách, kệ tivi, giá sách, bàn ăn, ….. mang đến vẻ đẹp sang trọng, tươi trẻ, đầy sức sống tạo không khí làm việc và học tập, giải tỏa, thư giãn mắt rất hiệu quả.

Với những không gian lớn như phòng khách, phòng họp, đại sảnh, hành lang, cầu thang….thì lan ý thường được trồng chậu sứ, tùy kích thước mà trồng nhiều cụm với nhau để cân đối.Sự xuất hiện của chậu hoặc dàn chậu lan ý tạo vẻ đẹp thu hút, trang nhã, quý phái.

Lan ý là loại cây trồng trong nhà sống tốt trong môi trường thiếu sáng, tuy nhiên khi trồng trong nhà nên trưng cây ở những nơi có lượng ánh sáng khuếch tán lớn như: cửa sổ, cửa kính, để lá luôn xanh mướt và khỏe mạnh.

Bật mí ý nghĩa phong thủy của cây Lan ý trong đời sống 1236599154

Kết luận

Như vậy, bài viết trên Blog Số Đề đã chia sẻ xong một số thông tin về cách trồng và ý nghĩa phong thủy của cây Lan ý cho các bạn tham khảo. Nếu chưa chọn được cho mình một chậu cây cảnh ưng ý thì cây cảnh Lan ý chính là sự lựa chọn hoàn hảo mà bạn nên cân nhắc.

Tags liên quan:

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.

Tin xem nhiều