Cách vái lạy khi đi viếng đám tang đúng thuần phong mỹ tục

Thần Cơ tiên tử Biên tập bởi: - Ngày: 25/06/2021 20:15:18

Vái lạy là một trong những nghi thức tang lễ quan trọng của người Việt. Vậy vái lạy đám tang như thế nào cho đúng phong tục lễ nghi truyền thống? Theo dõi bài viết của Blog Số Đề ngay sau đây để biết thêm thông tin về cách vái lạy khi đi viếng đám tang chuẩn nhất của người Việt Nam.

Tìm hiểu về nghi thức vái lạy trong đám tang

Vái lạy là nghi thức đã xuất hiện từ lâu trong đời sống người Việt; từ việc lễ Phật, cúng tế, thăm viếng chùa cho đến dự đám tang… Đối với nghi thức vái, người viếng đám tang có thể đứng hoặc quỳ, tư thế tương tự như khi lạy; động tác đưa nhanh hơn, hai tay chắp lại chỉ đưa đến trước ngực và đầu cúi xuống khi vái.

Trong một số trường hợp, để bày tỏ lòng tôn kính, người lạy có thể quỳ xuống, chống hai tay xuống đất, lòng bàn tay mở ra hướng lên trên và đầu đồng thời cúi xuống theo đến khi trán chạm đất. Toàn bộ quá trình lạy được thực hiện như trên để đảm bảo đúng nghi thức. Ngoài ra, nếu người viếng có thắp nhang thì đưa nhang vào giữa hai lòng bàn tay và thực hiện quá trình lạy vừa nêu như trên.

Cách vái lạy khi đi viếng đám tang đúng thuần phong mỹ tục 1230213216

Ý nghĩa của vái lạy trong đám tang

Vái lạy không chỉ đơn thuần là nghi lễ cần thực hiện trong đám tang mà thông qua điều này còn thể hiện được tình người, sự cung kính, tôn trọng dành cho người đã khuất. Đặc biệt, đối với người Á Đông luôn coi trọng lễ nghi thì việc vái lạy dường như là điều bắt buộc và cần thiết để thể hiện tấm lòng giữa người với người.

Cách vái lạy đám tang còn thể hiện được mối quan hệ giữa người mất và người sống. Cách vái lạy thể hiện ở từng cử chỉ, có người không ngại bẩn áo, dơ tay, thành kính trang nghiêm cầm nén hương quỳ xuống vái lạy người đã mất.

Điều này thể hiện được sự hiếu kính cuối cùng mà họ có thể làm được cho người quá cố. Việc chắp tay cúi đầu, kính cẩn vái lạy trước vong linh người mất không phải là hành động thấp hèn, mà là việc làm ý nghĩa mong người mất sớm được siêu thoát.

Cách vái lạy khi đi viếng đám tang đúng thuần phong mỹ tục 1230213216

Đi viếng đám tang cần vái lạy mấy lần

Vái lạy khi đi viếng đám tang là nét đẹp truyền thống của ông cha ta. Không những thể hiện sự đau xót tiễn đưa người đã khuất về với suối vàng mà còn biểu thị lòng thành kính biết ơn với những công lao trời bể mà người mất khi còn sống làm được.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu vái lạy trong đám tang là gì?

  • Lạy là chắp hai tay đưa cao hơn chán hạ từ từ xuống ngang bụng, gập đầu cúi chào khi đứng. Trường hợp rất cung kính thì người lạy ngồi quỳ gối, chắp hai tay hạ đến đất cúi gập người thì hết 1 quy trình lạy. Trong các đám tang, người lạy thường khép tay kèm theo nén nhang thơm, sau khi kết thúc quá trình lạy thì thắp lên bát hương phúng điếu.

  • Vái: Là đứng cũng có thể quỳ, hai tay làm như lạy nhưng động tác đưa xuống nhanh hơn, và chỉ đưa đến ngục, đầu hơi cúi chào theo tay.

Cách vái lạy khi đi viếng đám tang đúng thuần phong mỹ tục 1230213216

Vậy đi đám tang cần vái lạy mấy lần ?

Đối với hình thức lạy thì chia thành 3 kiểu: lạy 2 lạy, 3 lay và 4 lạy, còn vái thì thường chỉ có 2 vái. Trong đám tang, cần thực hiện theo quy tắc sau:

  • Chỉ lạy 2 lạy (và vái 2 vái).

  • Trường hợp gia tang theo Phật và để bàn thờ Phật trước hương án có di ảnh người quá cố thì người đi đám lạy bàn thờ Phật 3 lạy (và 2 vái), sau đó lạy trước bàn hương án có di ảnh người quá cố 2 lạy (như lạy người sống).

  • Nếu khi đến thắp hương cho người quá cố (đã được an táng rồi) thì lại lạy 4 lạy (và vái 3 vái).

Cách vái lạy khi đi viếng đám tang đúng thuần phong mỹ tục 1230213216

Cách vái lạy trong đám tang chuẩn nhất

  • Cách lạy đám tang đúng cách là thể hiện lòng cung kính với người đã khuất. Việc này không nên khinh suất mà cần phải thật tỉ mỉ. Đặc biệt là với sự cầu kỳ của phong tục của người Á Đông.

LẠY tức là chắp hai tay đưa cao quá trán và hạ từ từ xuống phía trước mặt đến ngang ngực và trong một số trường hợp rất cung kính thì người lạy tiếp tục quỳ xuống, chống hai lòng bàn tay xuống đất rồi đầu cuối đến khi trán chạm đất thì hết quy trình 1 lạy.

Nếu người lạy ở tư thế đứng lạy thì có thể kẹp thêm một nén nhang giữa hai lòng bàn tay úp vào nhau cũng được. Với động tác lạy thì người lạy phải nhìn về phía trước, khi tay đưa xuống thì đầu đồng thời cúi xuống theo.

  • VÁI là đứng (hoặc quỳ), hai tay chắp như lạy nhưng động tác đưa xuống nhanh hơn và chỉ đưa đến trước ngực, đầu cúi xuống khi vái. Vái có hình thức tương tự như lạy nhưng tốc độ nhanh hơn, đầu hơi cúi.

Vái làm sau khi lạy và chỉ vái 2 cái. Đây là các hình thức bắt buộc phải có trong phong tục của người Việt khi tham gia các lễ cúng tế, khi đi chùa, đặc biệt là khi dự đám tang.

Cách lạy đám tang của Việt Nam sẽ đặc biệt hơn một chút. Đối với người Việt, khi vái lạy đám tang thì phân chia thành 2 kiểu đó là của 2 giới đàn ông và đàn bà.

  • Đàn ông: Vẫn là tư thế đứng nghiêm, chắp tay trước ngực, đưa tay lên quá đầu rồi cúi xuống. Sau đó, đưa tay xòe úp xuống đất, quỳ gối và cúi mình xuống, gần chạm trán với mặt đất. Cuối cùng, úp hai bàn tay lại để lên đầu gối chân trái, co lên và đứng dậy.

  • Đàn bà: Ngồi xuống đất để hai chân vắt chéo nghiêng về bên trái, bàn chân phải thì ngửa lên và để dưới đùi chân trái. Sau đó, chắp tay để trước mặt đưa lên trên trán rồi dần cúi đầu xuống. Để đầu gần chạm đất thì đưa xòe bàn tay để lên đầu.

Để nguyên tư thế đó 1, 2 giây rồi lạy vài lần theo đúng nghi thức, sau đứng lên và lùi về sau. Người nhà đáp lễ người đến viếng cần trả bằng số lạy và số vái của họ để thể hiện sự “ đáp lễ đầy đủ”.

Cách vái lạy khi đi viếng đám tang đúng thuần phong mỹ tục 1230213216

Trên đây là những chia sẻ về cách vái lạy khi đi viếng đám tang như thế nào cho đúng cách. Hy vọng với những chia sẻ trên của Blog Số Đề sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về phong tục đám tang người Việt, từ đó gìn giữ và truyền dạy cho thế hệ sau những giá trị văn hóa tốt đẹp.

Tags liên quan:

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.

Tin xem nhiều