Cách tỉa chân nhang chính xác, phù hợp với văn hóa người Việt

Thần Cơ tiên tử Biên tập bởi: - Ngày: 26/06/2021 00:19:44

Bàn thờ Gia tiên trong mỗi gia đình chính là nơi thể hiện cốt cách của từng nhà, từng dòng họ. Mặt khác đó cũng là bóng dáng chung của tâm hồn dân tộc Việt. Nét văn hóa tâm linh từ sâu thẳm tấm lòng gia chủ thể hiện qua bàn thờ. Bàn thờ gia tiên là một thánh thất tôn nghiêm, là nơi để chúng ta hướng về nguồn cội. Chuyên gia Blog Số Đề sẽ hướng dẫn bạn cách tỉa chân nhang như thế nào cho đúng qua bài viết sau.

Mục đích tỉa chân nhang

Bát hương bàn thờ Gia tiên có thể xem là “cầu nối tâm linh” giữa người sống hướng tới các Chư vị Thần linh và Gia tiên, Tiền Tổ. Do được lên hương trong nhiều dịp (Lễ tết, ngày Sóc, ngày Vọng, ngày giỗ…), trong một thời gian dài và liên tục, nên lượng chân hương sẽ mau chóng đầy so với kích cỡ bát hương. Do đó, việc tỉa bớt chân nhang là việc không thể thiếu.

Theo quan niệm dân gian, khi chân hương quá đầy, các nén hương được thắp lên tiếp theo không chạm được vào bát hương được sẽ chèn lên chân hương trước, ý nghĩa tâm linh vì vậy đã không còn giữ được nhiều ý nghĩa.

Cạnh đó, để chân hương quá cao không chỉ khiến ban thờ dễ bụi bẩn, nguy cơ hỏa hoạn tiềm ẩn mà còn như một tấm chắn “che mắt” thần linh, là điều tối kỵ. Bởi vậy, việc tỉa chân hương bàn thờ Gia tiên không những đưa lại sự thuận tiện cho việc thờ cúng, khiến gian thờ thêm sạch đẹp, mà còn thể hiện trực tiếp nhất cho lòng thành của gia chủ hướng tới Chư vị Thần linh và những người đã khuất.

Cách tỉa chân nhang chính xác, phù hợp với văn hóa người Việt  1325118660

Rút chân nhang vào lúc nào đúng nhất?

Theo GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam, theo dân gian, việc dọn bát hương thường tiến hành sau ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Có nhiều tập tục để bao sái bàn thờ cuối năm, tùy điều kiện, gia chủ có thể tiến hành lau dọn bàn thờ tổ tiên vào một ngày khác, miễn là trước 30 Tết. Trước khi tiến hành, gia chủ sẽ thắp hương xin phép. Tất cả chân hương cả một năm nên được rút bớt, sau đó hóa cùng với tiền vàng. Trước khi thực hiện công việc này, theo quan niệm dân gian, con cháu thường thắp hương, đọc văn khấn để xin phép các cụ, tổ tiên.

Cách tỉa chân nhang chính xác, phù hợp với văn hóa người Việt  1325118660

Những điểm cần chú ý khi tỉa chân nhang

Việc thay tro phải do người đứng đầu trong nhà làm hoặc người chỉn chu, có tâm trong việc thờ cúng. Ở các miền quê, mỗi khi đến mùa gặt, các gia đình thường chọn một ít rơm tươi (thường là rơm gạo nến) để phơi ở nơi sạch sẽ. Rơm này sẽ được đốt để lấy tro thay vào bát hương dịp cuối năm. Ở các thành phố lớn không sẵn rơm như quê, các gia đình có thể mua tro ở một số cửa hàng bán đồ thờ cúng. Tuy nhiên, vì không biết nguồn gốc tro này có thực sự sạch không vì vậy các chuyên gia thường không khuyến khích việc thay tro bát hương. Khi thay tro bát hương thì lấy một mảnh vải (hoặc giấy) sạch, trải trên bàn rồi nhấc dứt khoát 1 lần bát hương ra, sau đó đổ hết chân hương và tro ra mảnh vải (giấy). Lấy khăn sạch bao sái bát hương. Tro mới được bỏ vào bát hương cần ấn chặt để khi cắm hương, quê hương không bị nghiêng ngả. Tro mới nên để khoảng nửa bát hương, bởi nếu cho quá nhiều thì tàn hương rơi xuống sẽ khiến bát nhang nhanh đầy, còn cho quá ít thì khi cắm hương sẽ không chắc chắn.

Cách tỉa chân nhang chính xác, phù hợp với văn hóa người Việt  1325118660

Cách thực hiện tỉa chân nhang

Trước khi tiến hành gia chủ thắp hương kính cáo tổ tiên, xin được tỉa chân nhang để đón Tết. Sau đó chọn ra 5 chân nhang đẹp (thường chọn chân nhang còn cuốn tàn) cắm lại trên bát hương. Số tàn tro nếu nhiều có thể bỏ bớt đi, không nên để bát hương quá đầy tàn hương. Chân hương đã tỉa đem hóa cùng số hương trong năm quá nhiều còn lại. Cuối cùng sau khi đã lau chùi dọn dẹp sạch sẽ, gia chủ tiến hành thắp hương kính cáo gia tiên công việc hoàn thành. Nếu có lễ nhỏ: Hoa quả, rượu trầu cau càng tốt. Không có cũng không sao. Tổ tiên không đòi hỏi, luôn chứng giám tấm lòng thành tâm của ta.

Thường trong nhà có 2 bàn thờ: Bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông Công đều phải tỉa chân nhang. Bàn thờ Gia tiên là chỉ thờ tổ tiên nhà mình. Việc để bát hương thần linh lên bàn thờ Gia tiên là không đúng. Có nhà lại để bát hương Phật bà quan âm nữa, như vậy càng không được. Bởi lẽ, tổ tiên nhà ta làm sao lại ngồi cùng Thần linh và Phật bà quan âm được! Muốn thờ Thần linh và Phật bà quan âm cần lập bàn thờ riêng.

Cách tỉa chân nhang chính xác, phù hợp với văn hóa người Việt  1325118660

Một số nhà, bàn thờ có nhiều bát hương: Cụ tổ, ông, bà, cha, mẹ… Nên quy về một bát hương hội đồng thờ chung tất cả là tốt nhất. Bà cô, Ông mãnh là những người chết trẻ; dân ta quan niệm họ rất thiêng, nên phải thờ. Một quan niệm đầy tính nhân văn với những người không được hưởng lộc trời ban sống lâu. Bát hương bà cô ông mãnh, nếu để cùng bàn thờ gia tiên, phải thấp và nhỏ hơn bát hương gia tiên.

Một số nhà không lập bàn thờ ông Công riêng, thờ chung trên bàn thờ gia tiên. Bát hương ông Công ở bên phải và cao hơn bát hương Gia tiên. Sự kết hợp này chưa thực sự hợp lý; nên có bàn thờ ông Công riêng biệt là tốt nhất. Hiện nay nhiều gia đình thờ cả bên đằng ngoại trên bàn thờ gia tiên. Việc này là hợp cách theo quan niệm mới: Nội Ngoại cân bằng như nhau. Vì nhà ngoại không có con trai. Con rể thờ cha mẹ vợ thể hiện tấm lòng báo hiếu.

Kết luận

Hi vọng, với các chia sẻ trên của Blog Số Đề, các bạn không chỉ nắm được cách tỉa chân nhang một cách tối hảo nhất mà còn thêm lý giải về một nét tâm linh trong truyền thống văn hóa của dân tộc.

Tags liên quan:

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.

Tin xem nhiều