Cách cúng mùng 5 tháng 5 tốt nhất
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 17/06/2021 02:41:30
Tết Đoan Ngọ 5-5 đây là thời điểm kết thúc mùa vụ, người dân làm lễ thắp hương Tết Đoan Ngọ để tạ ơn trời đất, tổ tiên và mừng mùa vụ, hi vọng mùa màng sắp tới bội thu, và còn theo nguồn gốc Tết Đoan Ngọ xưa kia để cầu mong sâu bọ không phát triển do thời tiết chuyển giao nắng nóng, phòng trừ dịch bệnh cho cây cối, con người. Vào ngày này, cả nhà nhộn nhịp hơn khi dậy sớm chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên, thần linh. Trẻ được bố mẹ cho ăn rượu nếp, cơm nếp cùng hoa quả khi mới ngủ dậy để “diệt sâu bọ” trong người nên vô cùng hứng thú. Hãy cùng Blog Số Đề tìm hiểu đâu là cách cúng mùng 5 tháng 5 tốt nhất?
Mục lục bài viết
Cúng mùng 5 tháng 5 vào giờ nào tốt nhất
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch là ngày Ất Hợi. Thế nên mọi người nên tổ chức lễ cúng vào giờ Ngọ (11- 13 giờ) là tốt nhất. Trường hợp gia đình bận rộn thì có thể cúng vào giờ Thìn (7- 9 giờ) cũng đẹp. Lý do là vì 2 khung giờ kể trên là giờ Hoàng đạo rất thích hợp với lễ cúng mùng 5 tháng 5.
Mâm cỗ cúng ngày 5 tháng 5
Ngày 5 tháng 5 còn được gọi là Tết diệt sâu bọ bởi người xửa quan niệm rằng trong cơ thể chúng ta có rất nhiều sâu bọ và đang làm tổn hại đến sức khỏe. Thế nên vào ngày này là dịp để tiêu diệt bè lũ sâu bọ kể trên. Cùng xem những lễ vật nào được dùng để tiêu diệt lũ sâu bọ ấy.
Một mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những lễ vật cơ bản như sau:
Nước, rượu nếp
Hương, hoa, vàng mã
Các loại hoa quả
Xôi, chè
Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp
Mâm cúng trên có sự chuyển biến linh hoạt từ các vùng miền khác nhau. Miền Bắc thì hay có dưa hấu đỏ, miền Trung thì thường cúng chè kê và thịt vịt bởi người ta tin rằng thịt vịt ăn rất mát, sẽ làm cơ thể khỏe mạnh cả năm. Miền Nam thì luôn có bánh ú tro, xôi gấc, chè trôi nước,… trên mâm cúng.
Bài cúng mùng 5 tháng 5
Con xin trấn minh nhất tâm quy mệnh lễ.
Kính lạy Thượng Đế.
Kính lạy Hỗn Côn Sư Tổ
Kính lạy Hồng Quân Lão Tổ
Kính lạy Ngọc Hoàng Đại Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế.
Kính lạy Hàng Ma đại đế thánh quân, Trừ Ma đại đế thánh quân, Giáo Hoá đại đế thánh quân.
Kính lạy Tam Thanh Sư Tổ, Nguyên Thuỷ Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn.
Kính lạy Càn khôn đại chiến thần Cửu Thiên Huyền Nữ, Thái Thượng Lão Quân, Huyền Thiên Trấn Vũ.
Kính lạy chính nhất tổng quản đại Thần Tài
Kính lạy: Chư vị thần tướng.
Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng.
Trung đàm thần tướng thiên thiên binh.
Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã.
Kính lạy Tứ Đức Thánh Mẫu.
Kính lạy Tứ Hải Long Vương.
Kính lạy, Tản Viên Sơn Thánh Đô Đại Thành Hoàng.
Kính lạy, Quốc chủ Đại Vương cảm thần Bạch Mã Linh Lang, cùng chư vị Thánh Quốc.
Kính lạy chư vị Sơn thần, Long thần, Thổ địa, Thổ công táo quân, Thổ kỳ, cùng chư vị thần tiên trong tam giới, hạ đàn chứng lễ.
Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ giữa thiên địa minh chứng, chúng con nhất tâm thành kính sửa soạn lễ vật tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh tấu sớ kính trình lên Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư ngài, xin chư ngài gợi ý lên Thượng Đế khai ân minh xét cho toàn cõi trần gian được giải thoát mọi kiếp nạn.
Tất cả tà ma, quỷ trùng không làm hại được dương gian, mùa màng được bội thu, chúng sinh đều được hoan ca hưởng đại phúc, người tốt vì dân vì nước, người lương thiện, người không sát sinh, được tăng thọ, tích phúc, được ban cho tài lộc, quan lộc, phúc lộc, vận khí hanh thông vạn sự như ý nguyện.
Cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế, cùng chư ngài khai ân ban cho những linh hồn gia tiên của chúng con được hưởng đặc ân của Thượng Đế, được lên thiên giới hưởng đại phúc đại lộc.
Chúng con cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư ngài minh anh soi xét để các vị Thần Tiên chuyên diệt quỷ trừ tà trong tam giới được ra tay trừng phạt những kẻ ác nhân thất đức, hại nước hại dân, những kẻ tham quyền cố vị, tham ô, tham nhũng, hách dịch cường quyền ở trần gian, trừng phạt bọn trùng yêu, tà quái làm hại mùa màng.
Chúng con trấn minh nhất tâm thành kính nguyện rằng: Cầu tài tài đến, cầu phúc phúc lai, cầu đức đức thịnh, cầu lộc lộc tồn, ỷ trượng chư thiên, cung đức giáng hạ, hương biến tam giới thấu cửu trùng thiên.
Chúng con cầu nguyện cho bách gia trăm họ và nhân dân Việt Nam, gia toàn khang ninh, nhân an vật thịnh, hiển vinh thụ huệ, thế thế chi an, ngàn thu vạn vạn tuế.
Nguyện cầu cho toàn cõi chúng sinh trong tam giới đều được hưởng ân huệ của Thượng Đế, vạn vật tự nhiên đều vinh danh Thượng Đế.
(Chúng con xin đa tạ) 3 lần. Đọc xong văn khấn thì quỳ lạy 9 lạy.
Kết luận
Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết Đoan Ngọ. Có thể nói sau Tết Nguyên Đán, "Tết giết sâu bọ" là cái tết sum họp, quây quần nhất và có nhiều tục lệ gắn bó với đời sống bình dị của người dân. Để cúng mùng 5 tháng 5, các gia đình dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên. Trong quan niệm của người Việt, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái. Vì thế việc cúng bái tổ tiên là cần thiết với mong muốn một mùa bội thu. Sau lễ cúng là tục lệ giết sâu bọ. Các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, thưởng thức những thứ quả chua, ăn rượu nếp, bánh tro để diệt trừ sâu bọ, xua đuổi những điều kém may mắn.
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều