Cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 17/06/2021 02:28:01
Lễ cúng Giao thừa còn gọi là lễ Trừ tịch, mang ý nghĩa trừ tà xua ma, đón nhận những điều tươi sáng và hy vọng. Lễ cúng Giao thừa là một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong Tết Nguyên Đán, bao gồm hai lễ là lễ cúng trong nhà và cúng ngoài trời. Theo phong tục của người Việt Nam, lễ cúng Giao thừa thường được cử hành khi kết thúc giờ Hợi ngày 30, sang giờ Tý mở đầu ngày mồng Một Tết, tức là khoảng từ 12h đêm 30 Tết đến 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết. Hãy cùng Blog Số Đề tìm hiểu về cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời bạn nhé.
Mục lục bài viết
Ý nghĩa của việc cúng giao thừa ngoài trời
Trong ngày cuối cùng của năm, bên cạnh mâm cúng Tất niên, các gia đình thường không quên chuẩn bị cả một mâm cúng Giao thừa để "tống cựu, nghênh tân", tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới và thành tâm dâng lên Tổ tiên, thần linh những lễ vật để tỏ lòng tôn kính.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia văn hóa, bao giờ cũng phải chuẩn bị lễ cúng Giao thừa ngoài trời trước, khấn Phật và các quan trước, xin trời Phật phù hộ, cầu dân an quốc thái, cầu cho sức khỏe gia đình bình an sau đó mới vào lễ trong nhà. Nếu lễ trong nhà trước là quan niệm không đúng lắm vì cao nhất là trời Phật rồi mới đến ông bà, Tổ tiên nhà mình.
Ngoài ra, về thời điểm tiến hành nghi lễ cúng Giao thừa ngoài trời, thường người ta sẽ bắt đầu đúng giờ Tý tức 12 giờ đêm 30 tháng Chạp, sau đó, trở vào để cúng ông bà Tổ tiên nhà mình. Lễ cúng Giao thừa cần hoàn thành trước 1 giờ ngày mùng 1 Tết.
Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời của người Việt
Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời thường được đặt ở giữa sân. Nếu không có sân thì đặt ở giữa nhà hoặc có thể làm lễ trên sân thượng, ban công.
Mâm lễ cúng giao thừa trong nhà được đặt ban thờ gia tiên, để thể hiện sự hiếu thảo, biết ơn đến ông bà tổ tiên trong thời khắc linh thiêng.
Người Việt tin rằng giao thừa là thời khắc mà các vị quan Hành khiển sẽ bàn giao công việc cai trị trong năm. Có 12 vị hành khiển và 12 phán quan (phán quan là vị thần giúp việc cho các vị hành khiển). Vì thế, mâm cúng giao thừa ngoài trời được ví như một buổi tiệc để tiễn đưa các vị quan hành khiển và phán quan năm cũ và nghênh đón vị thần mới.
Theo dân gian, mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời thường gồm các lễ vật: Hương, các loại quả, hoa tươi, nến hoặc đèn dầu, trầu cau, gà trống hoặc thủ lợn luộc, xôi đỏ, bánh chưng xanh cùng các loại đồ nấu phổ thông, rượu trắng.
Mâm lễ cúng giao thừa trong nhà gồm các món ăn mặn ngày Tết như bánh chưng, giò - chả, xôi gấc, thịt gà, các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình và hương, hoa, đèn nến, trầu cau, bánh kẹo, mứt tết, rượu/ bia và các loại đồ uống khác.
Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Đây được coi là thời khắc thiêng liêng bởi theo quan niệm truyền thống đó là khi đất trời giao hòa, âm dương gặp gỡ, mọi điều xấu được rũ bỏ, dành chỗ cho những điều tốt đẹp bừng lên. Vạn vật từ đó mà bừng lên sức sống mới, nguồn năng lượng mới để sẵn sàng đón nhận những thử thách mới." Cúng giao thừa vào mấy giờ, cúng giao thừa ngoài trời vào thời điểm nào" - rất nhiều người có thắc mắc này. Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng giao thừa được cử hành vào giờ Tý (từ 23 giờ ngày 30 tết đến 1 giờ mồng 1 tết).
Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời
Gia chủ nên đặt mâm lễ ở hướng Nam tượng trưng cho Hỷ thần, còn hướng Đông sẽ tượng trưng cho thần tài.
Cách bày mâm lễ chay
Bước 1: Chuẩn bị một chiếc bàn vững chắc, trải một tấm vải sạch rồi đặt mâm lên.
Bước 2: Sắp xếp mâm lễ
Đặt đĩa xôi, bánh kẹo vào giữa mâm, sau đó đặt tiền vàng, muối, gạo ở bên cạnh.
Đặt rượu ở phía trước mâm lễ.
Nước ngọt, bia đặt bên cạnh phía tay trái mâm lễ.
Đèn/nến đặt ở phía bên phải mâm lễ.
Đặt lọ hoa, mũ cánh chuồn và sớ khấn bên cạnh mâm.
Hương thắp cháy rồi đặt xuống mâm (hoặc bạn có thể cắm vào chén muối/gạo đều được).
Cách bày mâm lễ mặn
Bước 1: Đặt một chiếc bàn chắc chắn, trải khăn rồi đặt mâm lên.
Bước 2: Sắp xếp đồ lễ
Gà: Miệng gà cho ngậm 1 bông hoa hồng đỏ, đặt đĩa gà quay hướng đầu ra phía ngoài vành mâm. Bạn đặt gà vào giữa mâm.
Bánh chưng: Bóc bỏ phần lá bánh, cởi bỏ dây, không cắt, đặt bánh bên cạnh đĩa gà.
Xôi gấc: Nếu bạn cúng xôi thì đặt thay vị trí của bánh chưng.
Giò lụa: Lột bỏ vỏ, cắt thành một khoanh giò (không cắt nhỏ), đặt vào đĩa nhỏ, đặt bên cạnh đĩa bánh chưng.
Hoa quả: Đặt phía sau đĩa bánh chưng và gà.
Vàng mã, trầu cau đặt trên vành mâm.
Gạo, muối cho vào đĩa hoặc chén nhỏ, đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
Đèn, nến đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
Rượu, nước đặt trước mâm lễ.
Mũ cánh chuồn để bên cạnh hoặc phía sau mâm lễ (nếu mâm còn rộng).
Lọ hoa tươi để bên cạnh.
Hương thắp cháy có thể cắm vào đĩa xôi, chén gạo hoặc để dưới mâm.
Kết luận
Trên đây là cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời chuẩn nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên đây của chúng tôi đã giúp bạn nắm rõ để chuẩn bị cho mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời thật tươm tất.
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều