Bao sái bàn thờ là gì? Hướng dẫn cách bao sái bàn thờ cuối năm
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 25/06/2021 08:23:15
Vào dịp cuối năm việc bao sái bàn thờ là việc không thể thiếu. Song không phải ai cũng biết bao sái bàn thờ là gì? Cách thực hiện như thế nào? Chính vì vậy trong bài viết này Blog Số Đề sẽ chia sẻ với các bạn cách bao sái bàn thờ cuối năm chuẩn nhất theo đúng phong tục cổ truyền.
Mục lục bài viết
Bao sái ban thờ là gì?
Bao sái bàn thờ chính là khái niệm được dùng để chỉ công việc lau dọn, sắp xếp lại bàn thờ cùng với việc tỉa bớt chân nhang của bát hương. Việc làm này vô cùng quan trọng và cần thiết đặc biệt là mỗi dịp tết đến xuân về.
Dựa trên quan niệm của Phật giáo và phong tục dân gian Việt Nam thì bàn thờ, bát hương là nơi để cắm hương thờ cúng Phật, các vị Thần linh và ông bà tổ tiên… Việc thắp hương là cầu nối để con người giao tiếp với Phật, Thần và linh hồn người đã mất.
Tại sao cần bao sái bàn thờ cuối năm?
Do đó bàn thờ cần phải gọn gàng, sạch sẽ để có thể giữ được sự thanh tịnh và là minh chứng cho lòng thành kính của người thờ cúng. Từ đó chúng ta có thể thấy việc dọn dẹp bàn thờ và thực hiện tỉa bát hương là điều vô cùng cần thiết cần thiết.
Còn theo quan niệm trong phong thủy thì bàn thờ chính là nơi tụ khí của gia đình có ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của gia chủ và các thành viên trong gia đình. Nếu như chúng ta để bát hương quá đầy sẽ làm cản trở việc khí lưu chuyển và ảnh hưởng rất lớn đến vận khí của gia chủ. Việc tỉa chân hương cho bát hương vào cuối năm sẽ giúp cho bàn thờ được phong quang là điều vô cùng cần thiết.
Đồng thời, dựa trên cảm quan thực tế, nếu bát hương có quá nhiều chân nhang sẽ làm cho bàn thờ bị rườm rà khi nhìn vào sẽ cảm giác bừa bộn. Đồng thời sau 1 năm lượng chân hương sẽ rất nhiều khiến cho việc cắm hương trở nên khó khăn. Ngoài ra nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc cháy bát hương khi tàn hương rơi xuống mắc lại tại những chân hương.
Ngoài ra có người còn quan niệm rằng bát hương đầy sẽ khiến thắp hương mới chân hương không thể cắm được xuống tro của bát hương gây ra mất sự linh ứng trong việc kết nối với thế giới tâm linh.
Như vậy chúng ta có thể thấy, dù đứng dưới bất kỳ góc độ nào, quan niệm nào thì việc dọn dẹp bàn thờ, sửa sang bát hương và tiến hành tỉa chân hương cũng là điều cần thiết vào cuối năm.
Bao sái ban thờ vào lúc nào?
Theo các chuyên gia văn hóa, người dân có thể chọn một ngày lành bất kỳ để lau dọn ban thờ. Thời gian được nhiều người chọn nhất là vào dịp cuối năm để chuẩn bị đón năm mới.
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà (Công ty kiến trúc phong thủy Song Hà) cho rằng, từ ngày 23 tháng Chạp, sau khi tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời, các gia đình có thể tiến hành lau dọn ban thờ và phòng thờ.
Khi tỉa chân hương, gia chủ cần một tay giữ bát hương, một tay dọn dẹp và rút chân nhang. Nếu trạch chủ là nam nhân nên giữ lại 7, 17, 27, 37 chân nhang, không được giữ lại 47 chân nhang vì đó là số tử thần. Trạch chủ là nữ, gia đình mẹ góa con côi… nên giữ lại 9, 19, 29, 39 chân nhang, không được giữ lại 49 chân nhang.
Cách bao sái bàn thờ cuối năm
Trong phần này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách bao sái bàn thờ ngày 23 hoặc ngày cuối năm. Để bao sái bàn thờ đúng chuẩn các bạn cần thực hiện đúng đủ các nước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Trước khi thực hiện bao sái (rút chân hương) các bạn cần lau dọn nhà cửa cho sạch sẽ rồi mở rộng các cửa trong nhà. Tiếp đến là chuẩn bị đĩa hoa quả tùy tâm mình cùng 10 bông cúc vàng cắm làm hai bình ở hai bên.
Chuẩn bị rượu trắng, khăn sạch, 1 củ gừng còn vỏ đem giã nát. Giã gừng sau khi giã nát đổ rượu vào để ngâm khăn ít nhất 30 phút trước khi lau dọn.
Bước 2: Thắp hương xin bao sái bàn thờ
Các bạn thắp một nén hương rồi khấn xin phép gia tiên, các quan thần linh, thần tài để thông báo và xin các ngài cho dọn dẹp bàn.
Bước 3: Hạ các đồ muốn lau dọn xuống
Lưu ý:
-
Các bạn tuyệt đối không được hạ hoặc di chuyển bát hương trên bàn thờ.
-
Cần chuẩn bị bàn to, cao phía trên có phủ vải hoặc giấy đỏ để hạ đồ thờ cúng cần lau xuống.
-
Không thực hiện lau đồ trực tiếp trên bàn thờ.
-
Các bạn dùng khăn sạch đã chuẩn bị ở trên lau toàn bộ các đồ thờ. Rồi dùng khăn khô sạch để lau lại.
Bước 4: Lau và rút chân nhang
Trước khi lau bát hương các bạn cần rửa sạch hai tay bằng rượu gừng. KHi lay các bạn dùng một tay giữ chặt bát hương để tránh làm cho bát hương có sự xê dịch. Lấy khăn khô và chổi khô lau quét hết bụi trên miệng, xung quanh bát hương.
Sau khi lau dọn xong, các bạn dùng 2 tay rút tỉa từng chân hương các bạn để lại số chân hương là số lẻ 1 / 3 / 5 / 7 / 9. Chỗ chân hương đã rút ra để lên trên bàn có phủ vải/giấy đỏ rồi mang đi hóa hết, tro tàn gom lại đem thả ra sông có dòng chảy.
Sau đó sử dụng khăn ngâm rượu gừng lau sạch bàn thờ và lau khô bàn thờ bằng khăn khô sạch.
Bước 5: Đặt lại đồ thờ cúng và khấn báo cáo hoàn tất
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Blog Số Đề về việc bao sái bàn thờ cuối năm. Thông qua đó bạn có thể hiểu bao sái bàn thờ là gì đồng thời qua bài viết các bạn đã biết cách để bao sái bàn thờ đúng chuẩn. Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có nhiều kinh nghiệm phong thủy hữu ích.
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều