Bài cúng gia tiên theo văn hóa người Việt
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 17/06/2021 02:49:46
Người Việt có xu hướng nhìn lại quá khứ và nuối tiếc dĩ vãng nhiều hơn là hướng đến tương lai như người phương Tây. Vì thế, họ thường lưu giữ những tình cảm, niềm thương tiếc đối với ông bà, cha mẹ quá cố. Tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời trên căn bản này và được đa số người Việt xem gần như một tôn giáo, gọi là đạo Thờ cúng gia tiên. Hãy cùng Blog Số Đề tìm hiểu về bài cúng gia tiên theo văn hóa người Việt.
Mục lục bài viết
Ý nghĩa của việc thờ cúng gia tiên
Với người Việt, hình thức thờ cúng rất đa dạng và phong phú: thờ Phật, thờ thánh thần, thờ anh hùng có công, thờ ông bà tổ tiên,… Vì thế có thể gọi dân tộc ta là đa tín ngưỡng. Trong đó việc thờ cúng những người đã mất rất quan trọng đối với người Việt, bởi trong quan niệm họ xem cái chết là điều quan trọng và linh thiêng.
Người Việt luôn quan niệm "dương sao âm vậy", nghĩa là đời sống trên thế gian như nào thì khi mất đi họ cũng sống như thế. Do đó mới có tục đốt giấy tiền vàng mã để cho người chết được hưởng mà sử dụng ở suối vàng.
Họ còn cho rằng chết không phải là hết, sẽ còn tồn tại một thế giới bên kia dành cho người chết, mà thế giới đó có nét giống với thế giới của người sống. Nhiều người còn nằm mơ thấy những thứ quen thuộc của người đã khuất như vẫn mặc bộ quần áo đó, đội nón đó. Cúng thời để tỏ lòng báo ân đối với những người tiền bối, những người cha, người mẹ, ông bà đã hy sinh, đã để lại gia nghiệp và hình hài vóc dáng này cho chúng ta. Vì thế người ta mới quan niệm việc thờ cúng người đã khuất là vô cùng quan trọng.
Mâm cỗ cúng gia tiên của miền Bắc
Mâm cỗ miền Bắc thường theo đúng bài bản gồm 4 bát, 4 đĩa; cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa… có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng trên mâm gỗ hay mâm đồng.
Bốn bát được xem là chủ đạo của mâm cỗ thường được nấu công phu và dùng các loại nguyên liệu chọn lọc, như bát bóng thả, bát mọc nấu với nấm hương, bát giò hầm măng lưỡi lợn, bát miến dong nấu với nước dùng gà và rau củ… có khi là sơn hào hải vị như bát vây, bát hải sâm, bát bồ câu tần hạt sen…
Bốn đĩa gồm: dĩa gà luộc lá chanh, đĩa thịt heo, đĩa giò lụa, đĩa chả quế. Rồi có thể thêm đĩa nem rán, đĩa thịt đông, đĩa giò thủ ,đĩa nộm su hào, đĩa hành cuộn, đĩa cá kho riềng, đĩa rau củ xào với lòng gà hoặc đĩa xào hạnh nhân…
Bên cạnh đó, bánh tết phổ biến nhất là bánh chưng kèm dưa hành, đĩa cơm và đĩa cơm nếp, đôi khi có thêm đĩa xôi gấc hay xôi vò.
Món tráng miệng: đặc trưng có mứt gừng, ô mai mơ gừng, mứt lạc... Những nhà quyền quý thì có thêm hồng khô, táo khô, mứt Phật thủ, mứt kim quýt, mứt sen, mứt trần bì, chè kho.
Mâm cỗ cúng gia tiên của miền Nam
Trong mâm cơm cúng ông bà ngày tết của người miền nam, bên cạnh các món căn bản như: thịt heo kho nước dừa với trứng - ăn kèm dưa giá, canh khổ qua nhồi thịt (khổ qua là mướp đắng, nhưng người nam bộ muốn chơi chữ đồng âm theo nghĩa tiếng Việt).
Theo dân gian, khổ qua là mong muốn sự khổ cực trong năm cũ qua đi, để tiếp đón điều tốt đẹp trong năm mới. Các món nguội như: gỏi ngó sen dùng kèm bánh phồng tôm, nem, chả, giò heo nhồi, tai heo ngâm dấm, tôm khô - củ kiệu, lạp xưởng khô, lạp xưởng tươi, phá lấu, vịt lạp, heo luộc, heo quay …
Mâm cúng của miền Nam không đa dạng, chuẩn mực và cầu kỳ như mâm cỗ miền Bắc hay miền Trung, vì miền Nam là vùng đất mới với tinh thần phóng khoáng, không ưa gò bó, nhất là không bị ảnh hưởng nhiều với tập tục, nghi lễ…
Tuy nhiên, các món ăn không vì thế mà kém phần hấp dẫn, lại có sự tế nhị riêng: Như món bánh tét có nhiều loại màu sắc khác nhau, từ màu xanh lá dứa, màu tím lá cẩm, màu đỏ của gấc… cho đến bánh với nhiều loại nhân như nhân đậu và thịt, nhân chay, nhân ngọt, nhân trứng vịt muối…
Riêng nồi thịt kho nước dừa với trứng đủ cho thấy sự khéo léo của người miền Nam. Món thịt kho này không dùng tiêu, các nguyên liệu chính như thịt mỡ, trứng và nước dừa đều thuộc âm, nên người đầu bếp dùng ớt sừng chín đỏ để nguyên trái vào kho chung để cân bằng theo nguyên lý âm dương, đồng thời làm món ăn được thơm ấm, có màu hổ phách rất hấp dẫn.
Đặc biệt, món ăn mà người miền Nam cho rằng tượng trưng công đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và được xem là món ăn có sự giao thoa rõ nét nhất của ba nền văn hóa Việt - Hoa và Khmer là món cù lao.
Bài cúng gia tiên
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này
Các cụ Cao Tằng Tổ khả, Cao Tằng Tổ tỷ
Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội ngoại
Hôm nay là ngày…….tháng……năm…….
Tín chủ con là:…………………
Ngụ tại:…………………………………….cùng toàn gia quyến
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án
Chúng con thành tâm kính mời:
Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này
Hương hồn gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an
Tám tiết vinh khang thịnh vượng
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám
Cẩn cáo!
Kết luận
Đứng trước bàn thờ tổ tiên, mặc bộ lễ phục chỉnh tề, dâng một nén nhang cúng bái cùng bài cúng gia tiên bày tỏ tấm lòng thành, nguyện sống sao cho phải phép, xứng đáng với thế hệ cha ông là nét đẹp trong tín ngưỡng người Việt. Thờ cúng tổ tiên đã góp phần tạo thêm giá trị nhân văn, rèn luyện đạo đức truyền thống, giữ gìn nề nếp gia phong, sống có tình nghĩa, hướng thiện, nhắc nhở con cháu nhớ đến cội nguồn.
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều