Bài cúng động thổ làm nhà theo văn khấn cổ truyền

Thần Cơ tiên tử Biên tập bởi: - Ngày: 17/06/2021 03:01:36

Theo tín ngưỡng từ xa xưa của người Việt Nam thì nhà ở hay nơi làm ăn đều có thổ địa. Chính vì vậy, khi làm những việc có động chạm đến đất cát như: Đào móng, sửa sang, tu bổ nhà cửa,… thì tức là đã động đến long mạch, thổ công thổ địa của vùng đất đó. Trước khi tiến hành làm những việc này thì con người cần dâng lễ vật để khẩn cầu các vị thần. Trước tiên là dâng lễ xin các vị được động thổ sau là mong các vị thần phù hộ độ trì mọi việc diễn ra thật suôn sẻ. Hãy cùng Blog So De tìm hiểu về bài cúng động thổ làm nhà theo văn khấn cổ truyền.

Lễ cúng động thổ là gì?

Theo sách cổ Trung Hoa ghi chép lại, Lễ Động Thổ có từ năm 113 trước Công Nguyên, đó là năm Mậu Thìn, vua Hán Vũ thấy triều đình chỉ có tục tế Trời mà không tế Đất, nên họp lại nhằm bàn việc tổ chức Lễ Hậu Thổ tạ ơn Thần Đất. Ngày xưa, Lễ Động Thổ được tiến hành vào ngày mùng 3 Tết Nguyên Đán.

Tín ngưỡng dân gian của người Á Đông, việc làm nhà là một trong những việc hệ trọng nhất đời người. Với mong muốn người sống trong ngôi nhà mới được khỏe mạnh, gặp may mắn thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải cúng động thổ để tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thủy. Việc xem ngày cúng động thổ rất quan trọng, phải chọn ngày lành, thành tốt, giờ Hoàng Đạo để làm lễ Cúng động thổ.

Bài cúng động thổ làm nhà theo văn khấn cổ truyền 1269407876

Ý nghĩa của lễ động thổ

Bản chất của hành động cúng khởi công xây nhà, đó là trình báo về việc sắp phảỉ xây cất động chạm tới phạm vi mảnh đất này. Đồng thời xin phép các vong linh đang trú ngụ tại đó hãy vui vẻ và hoan hỷ chuyển sang một nơi khác để cho việc thi công được tiến hành thuận lợi. Bên cạnh đó, cúng động thổ xây nhà còn mang ý nghĩa cáo trạng với các vị thổ địa, thần hoàng trong khu vực đó về sự thay đổi sắp diễn ra với khu đất công trình.

Hầu như người dân Việt Nam dù ở tầng lớp hay thành phần xã hội nào. Khi bắt tay vào khởi công một công trình xây dựng dù với quy mô lớn hay nhỏ cũng đều chuẩn bị lễ động thổ chu toàn theo truyền thống. Đặc biệt nếu như hoạt động trong ngành bất động sản có liên quan trực tiếp đến nhà đất thì điều này càng vô cùng cần thiết.

Bài cúng động thổ làm nhà theo văn khấn cổ truyền 1269407876

Mâm cỗ cúng động thổ

Một con gà

Một đĩa muối

Một bát gạo

Một bát nước

Năm cái oản đỏ

Năm lễ vàng tiền

Một đĩa muối gạo

Một đinh vàng hoa

Nửa lít rượu trắng

Bao thuốc, lạng chè

Chín bông hoa hồng đỏ

Một đĩa xôi hoặc bánh chưng

Ba hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước

Năm lá trầu, năm quả cau hoặc 3 miếng trầu cau đã têm

Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng

Một bộ tam sên bao gồm một miếng thịt luộc, một con tôm luộc và một quả trứng vịt luộc

Năm quả tròn (ngũ quả cúng động thổ bao gồm 5 loại trái cây khác nhau tùy thuộc vào từng vùng miền)

5 loại trái cây trong mâm cúng động thổ có ý nghĩa đúng nhất

Chuối (Đông Phương): Đại diện cho hành Mộc – Mang lại sự ổn định, vững chắc.

Bưởi (Trung Phương): Đại diện cho hành Kim – Là màu tương ứng với vàng bạc, của cải, sự hoàn kim

Hồng đỏ (Nam Phương): Đại diện cho hành Hỏa – Mang đến nhiều may mắn trong công việc làm ăn.

Lê trắng (Tây Phương): Đại diện cho hành Thủy – Tượng trưng cho sự hanh thông, thuận lợi.

Mận tím, hồng xiêm hoặc cái loại quả có màu sậm (Bắc Phương): Đại diện cho hành Thổ – Là sự tương sinh, phát triển

Bài cúng động thổ làm nhà theo văn khấn cổ truyền 1269407876

Bài cúng động thổ làm nhà

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con kính lạy

Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần.

Quan đương niên hành khiển năm Tân Sửu 2021 Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

Ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương.

Ngũ phương ngũ thổ long mạch tôn thần, các ngài tôn thần cai quản trong khu vực này.

Hôm nay, là ngày …… tháng …… năm 2021 (Âm lịch).

Tín chủ con là: …………………………………………… Tuổi: ………………

Hiện ngụ tại: ………………………………………………………………………..

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Ví tín chủ con khởi tạo (nếu “cất nóc” thì đọc là “cất nóc”, nếu “xây cổng” thì đọc là “xây cổng”, nếu tu sửa phương nào thì đọc rõ “tu sửa phương …” đó …) căn nhà ở địa chỉ: ……. ngôi Dương Cơ trụ trạch (nếu là phần mộ thì đọc là “ngôi Âm Cơ mộ phần”) để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu (=> để làm nơi an ổn cho vong linh…). Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị Linh Thần, cúi mong soi xét và cho phép được động Thổ (“cất nóc”, “xây cổng”, “tu sửa phương…”). Nhân có lễ vật tịnh tài dâng cúng bày trên Linh Án, tín chủ con thành tâm kính mời:

Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.

Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.

Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa.

Ngài Định Phúc Táo Quân, các Ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và tất cả các vị Thần Linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin giáng lâm trước án chứng minh thọ hưởng. Và lai độ cho chúng con khởi công suôn sẻ, công việc tiến hành trôi chảy, người người đều đặng bình an, vạn sự hanh thông, sở cầu tất ứng.

Tín chủ chúng con lại kính mời các vị hương linh khuất mặt lần khuất quanh đây, các linh hồn chiến sĩ trận vong vì nước, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa, xin cùng tới đây thụ hưởng lễ vật, độ cho tín chủ chúng tôi hưng công sở thành, kiến tạo như ý, từ đây hoạn lộ hanh thông, Đông thành Tây tựu, trú sở cát tường.

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

Bài cúng động thổ làm nhà theo văn khấn cổ truyền 1269407876

Kết luận

Lễ động thổ đã có từ rất lâu truyền từ ông bà, tổ tiên ta. Đây là một nghi thức thờ cúng các thần linh, thổ địa cũng như tổ tiên. Nhằm thông báo, xin phép xây dựng trên mảnh đất đó. Để cho việc thi công thuận lợi và con người sinh sống trên mảnh đất đó. Hy vọng bài cúng động thổ làm nhà trong bài viết có ích với bạn.

Tags liên quan:

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.

Tin xem nhiều