Gà bị thương hàn: Nguyên nhân và cách trị
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 11/06/2021 20:13:53
Thương hàn là một trong những bệnh nguy hiểm đối với gà, đặc biệt là gà con. Bởi vậy, người nuôi gà cần phải đặc biệt để ý và mau chóng chữa trị khi gà bị thương hàn. Bài viết sau của Blog Số Đề sẽ cung cấp thông tin mà người nuôi cần biết để phòng tránh và chữa trị bệnh thương hàn cho gà.
Mục lục bài viết
Gà bị bệnh thương hàn
Nguyên nhân gà bị bệnh thương hàn là do 3 chủng Salmonella gây ra. Trong đó, chủng Salmonella gallinarum gây bệnh thương hàn trên gà lớn và gà con. Chủng Salmonella pullorum gây bệnh bạch lỵ trên gà con 3 tuần tuổi. Chủng Salmonella typhimurium gây bệnh phó thương hàn trên gà con và gà lớn. Gà nhiễm thương hàn chết nhanh và lây lan nhanh chóng. Vậy nên, người chăn nuôi cần nắm được triệu chứng để nhận diện bệnh và mau chóng tiến hành chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh thương hàn ở gà
Nguyên nhân chính khiến gà mắc bệnh thương hàn là do vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum gây ra. Vi khuẩn này được tìm thấy trong cả động vật máu lạnh và động vật máu nóng, thậm chí chúng có cả trong môi trường. Trong thiên nhiên gà, gà tây, gà sao mẫn cảm với bệnh, các loài thủy cầm hay các loài chim hoang đều có thể mang mầm bệnh nhưng không có biểu hiện bệnh.
-
Ở gà con bị bệnh vi khuẩn có trong máu, phủ tạng, tủy xương, túi lòng đỏ chưa tiêu.
-
Ở gà lớn mầm bệnh có trong buồng trứng, dịch hoàn, các cơ quan có biểu hiện bệnh tích.
Bệnh thương hàn gà lây theo hai đường chính là lây lan gián tiếp do gà mang bệnh bài thải ra ngoài môi trường vào thức ăn, nước uống, chất độn chuồng rồi lây lan cho gà khỏe và lây trực tiếp qua trứng. Lây trực tiếp qua trứng là con đường nguy hiểm nhất vì khó tổ chức phòng bệnh.
Những triệu chứng bộc lộ khi gà bị mắc bệnh thương hàn
Đối với từng lứa tuổi gà khác nhau sẽ có những biểu hiện bệnh là không giống nhau.
Ở gà con
-
Gà bị ốm yếu, gầy gò.
-
Trông gà ủ rũ, bỏ ăn
-
Xuất hiện hiện tượng xù lông ở gà
-
Gà bị khô chân, thường tụ tập lại với nhau ở gần đèn sưởi ấm.
-
Xuất hiện tình trạng tiêu chảy, phân có màu trắng kèm theo các chất nhầy
-
Phân bị bết dính vào hậu môn, gây bịt kín hậu môn.
-
Bụng gà bị phình to
-
Gà bị đầy hơi, sau đó dẫn đến chết.
-
Tỷ lệ tử vong đối với gà 4-5 ngày tuổi là rất cao.
Ở gà trưởng thành
-
Gà bị gầy, cân nặng giảm.
-
Bụng bị trễ xuống
-
Xuất hiện bệnh viêm ruột nặng, khiến cho gà khó thở.
-
Mào trở nên nhợt nhạt.
-
Bụng bị trương to, bị tiêu chảy
-
Phân có màu xanh lục.
Ở gà mái
-
Số lượng trứng suy giảm rõ rệt
-
Vỏ trứng xù xì và bị dính máu
-
Gà đẻ nhiều trứng non, trứng sẽ bị méo mó, rất dễ vỡ.
Cách điều trị bệnh thương hàn ở gà
Theo biện pháp chung, khi các bạn bắt đầu thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh thì cần cách ly ngay lập tức những con gà bị bệnh để điều trị riêng. Sử dụng các biện pháp khử trùng cần thiết đối với tất cả các chuồng nuôi liên quan và ở gần khu vực phát bệnh. Sử dụng chất điện giải SORAMIN, LIVERCIN để giải độc và tăng chức năng gan thận, uống liên tục đến khi khỏi bệnh.
Sử dụng thêm các loại vitamin tổng hợp, vitamin k để tăng sức đề kháng cho gà, xem hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc theo ý kiến của bác sỹ thú y. Sử dụng ZYMEPRO hoặc PERFECTZYME trộn với thức ăn để bổ xung men tiêu hóa, giúp gà dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn, nhanh khỏi bệnh.
Cách phòng bệnh thương hàn ở gà
Cách phòng bệnh đơn giản nhất và cũng quan trọng nhất đó chính là giữ vệ sinh sạch bệnh cho chuồng nuôi. Sử dụng các chất khử trùng chuồng trại thường xuyên để đảm bảo môi trường sạch sẽ, hạn chế tối đa vi rút gây bệnh. Điều kiện thời tiết hoặc môi trường sống không thuận lợi như trời quá nóng hoặc quá lạnh, chuồng ẩm ướt, nhiều phân, gà thường đói…cũng là những yếu tố dễ thúc đẩy bệnh thương hàn bùng phát mạnh.
Vì vậy người chăn nuôi cần chú ý đến điều kiện chăn nuôi để tránh bệnh dịch xảy ra. Các loại thuốc được sử dụng để phòng bệnh thương hàn chủ yếu là các loại thuốc tăng sức đề kháng và kháng sinh. Mục đích là giúp gà khỏe mạnh hơn, sức đề kháng cao hơn, khi đó chính bản thân cơ thể gà khỏe mạnh sẽ chống lại các loại virus gây bệnh. Tăng sức đề kháng có thể dùng AMILYTE, UNISOL 500, VITROLYTE, SORAMIN, LIVERCIN, ZYMEPRO, PERFECTZYME…còn kháng sinh có thể dùng MOXCOLIS, AMOXY 50, NEXYMIX…
Gà bị thương hàn thường xuất hiện những diễn biến vô cùng phức tạp, cho nên nếu như bạn không tiến hành chữa trị kịp thời sẽ gây ra khó khăn trong quá trình trị bệnh sau này, đồng thời gây ra những thiệt hại kinh tế vô cùng lớn cho người nuôi. Do đó, việc thực hiện tuân thủ các quy tắc phòng, trị bệnh cho gà bị mắc thương hàn là điều quan trọng mà người chăn nuôi cần phải chú ý. Trong trường hợp gà bị mắc bệnh quá nặng bạn nên tiến hành tiêu hủy ngay nhằm ngăn chặn quá trình lây lan bệnh dịch.
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều