Đá gà rừng - Cách chọn, cách nuôi gà rừng đá cựa sắt
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 11/06/2021 00:48:14
Hiện nay, đá gà rừng là một trong những hình thức đá gà được rất nhiều người ưa chuộng tại các trường gà. Những con gà chọi xuất sắc khi lai tạo với các giống gà rừng có sức khỏe, độ dẻo dai, sức mạnh và sự hoang dã của mình. Sẽ cho ra những chiến kê thế nào, khả năng đá ra sao? Vậy cách chọn, cách nuôi gà rừng như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết này từ Blog Số Đề.
Mục lục bài viết
Gà rừng đá cựa sắt có đặc điểm gì?
Gà rừng khác với gà nhà về dáng mạo và trọng lượng. Gà rừng chỉ nặng từ 1 – 1,2 kg, dáng cao, thân dài như bi chuối rừng. Các ngón chân của nó màu chì nhỏ và có bộ lông đỏ vàng sặc sỡ. Gà rừng có đôi mắt rất lanh lợi và có khả năng bay như chim.
Đặc điểm hình thể
Trong tự nhiên, gà rừng có trọng lượng khá nhỏ. Con trưởng thành chỉ khoảng 1-1,5 kg. Khác với con cái, dáng vẻ bề ngoài của con đực rất sặc sỡ.
-
Chúng có tính cảnh giác rất cao, mỗi khi cảm thấy có nguy hiểm chúng sẽ nhanh chóng bay đi nơi khác.
-
Nghe thì có vẻ hơi nhút nhát nhưng bù lại, gà rừng rất tinh khôn và linh hoạt. Thân hình nhỏ bé giúp chúng di chuyển rất nhanh.
-
Đôi cựa của con trống trưởng thành rất cứng và sắc bén giúp những cú đá có lực sát thương rất lớn cho đối thủ.
-
Gà rừng trống có tính hiếu chiến khá cao, đặc biệt vào mùa sinh sản. Chúng sẵn sàng chiến đấu tới cùng để tranh giành con mái và bảo vệ lãnh thổ.
Nhận thấy được những ưu điểm trên nên nhiều sư kê đã chọn gà rừng để huấn luyện thành chiến kê đá cựa sắt.
Đặc điểm chiến đấu
Những con gà rừng đá cựa sắt thường có những đặc điểm chiến đấu như:
-
Hiếu chiến
-
Gan lì, chịu đòn tốt
-
Nhanh nhẹn và linh hoạt
-
Ít khi bỏ chạy trong khi đá
Chia sẻ cách nuôi và huấn luyện gà rừng đá cựa sắt
Sau đây chúng tôi xin chia se kinh nghiệm về cách nuôi và huấn luyện gà rừng
Cách nuôi và chăm sóc gà rừng đá cựa sắt
Có hai phương pháp nuôi gà rừng là nuôi thả hoặc nuôi nhốt.
Nuôi thả
Gà trên 1 tháng tuổi mới có thể áp dụng nuôi theo cách này. Gà nên được nuôi thả ở những khu vườn, đồi núi thấp hoặc dưới những tán rừng nơi có nhiều cỏ dại. Chú ý bạn chỉ nên nuôi thả gà rừng đã thuần chủng tránh việc gà đi mất. Cách nuôi thả giúp gìn giữ bản năng sinh tồn hoang dã của gà rừng. Chúng sẽ tự tìm thức ăn. Gà rừng nuôi thả có sức đề kháng và tính chiến đấu cao.
Nuôi nhốt
Phương thức nuôi nhốt trong chuồng. Bạn chỉ cần làm chuồng đủ rộng và sạch sẽ sau đó nhốt gà vào. Lưu ý khi làm chuồng nên chọn hướng hè mát, đông ấm. Xung quanh chuồng nên được phát hoang bụi rậm, khai thông rãnh nước. Thức ăn của gà rừng rất đa dạng, chúng có thể ăn mọi loại ngũ cốc và côn trùng. Giai đoạn gà thay lông rất mất sức nên cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng để hạn chế.
Lúc này bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn của gà thịt heo mỡ nhiều nạc ít. Mỗi ngày cho ăn 3 miếng bằng ngón tay út. Bạn không nên cho gà ăn quá nhiều thịt nó sẽ bị khó tiêu. Nước uống cần sạch sẽ và phải được cung cấp, thay thường xuyên. Tiến hành tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho gà.
Cách huấn luyện gà rừng đá cựa sắt
Việc thuần hóa và chăm sóc gà rừng nhiều người tưởng dễ hóa ra lại khó. Đa phần gà rừng mang về nuôi chết nhiều hơn sống. Nếu sống sức khỏe gà rất yếu ớt và không sinh sản được. Gà rừng mới bắt về rất nhát người do đó bạn nên nhốt nó ở nơi thật yên tĩnh.
Sau đó bạn cho nó thóc ăn và nước uống. Bên cạnh thóc, lúa bạn nên bổ sung sâu, gián, giun, dế, cào cào…cho gà. Một thời gian sau, khi gà đã quen dần bạn nên tiếp xúc với nó nhiều hơn để nó dần quen với bạn. Lúc này bạn bắt đầu tập luyện cho gà chiến đấu.
Cách chọn gà rừng đá cựa sắt
Chọn gà rừng đá cựa sắt rất quan trọng. Muốn huấn luyện gà rừng thành một chiến kê có hiếu chiến, có sức chiến đấu tốt trước tiên các bạn phải chọn được gà rừng giống tốt. Các sư kê thường chọn gà rừng đá cựa sắt theo các tiêu chí sau:
-
Chọn gà rặc huấn luyện: gà rừng thuần chủng trong tự nhiên, chưa bị lai tạp về giống. Gà rừng rặc có tính chiến đấu cao, khôn ranh và nhanh nhẹn.
-
Chọn gà chọi lai gà rừng: mang cả ưu điểm giữa gà rừng và gà chọi. Kích thước lớn hơn gà rừng rặc, rất hăng, hiếu chiến. Có thể tự lai tạo hoặc mua ở nơi bán gà rừng con uy tín.
-
Chọn dựa vào ngoại hình: bộ lông sặc sỡ, bóng mượt, lông đuôi dài. Cựa nhọn, cứng, có độ sắc Không bị dị tật.
-
Chọn dựa vào tiếng gà rừng rặc gáy: gà rừng đá cựa sắt thường có tiếng gáy to, có độ vang, trong trẻo.
Tóm lại, nuôi gà để đá gà rừng là cả một quá trình, đòi hỏi các sư kê phải rất tỉ mỉ và kiên nhẫn. Cách nuôi không quá khác biệt so với nuôi gà chọi đá cựa sắt thông thường. Nên các sư kê có thể yên tâm để bắt đầu nuôi. Hi vọng những chia sẻ kinh nghiệm trên của Blog Số Đề sẽ hữu ích với mọi người. Nhất là anh em có ý định thuần dưỡng gà rừng để phục vụ mục đích chọi gà.
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều