Tìm hiểu bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 23/06/2021 19:59:36
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là một loại bệnh mới xảy ra ở các cơ sở chăn nuôi. Bởi vậy, những kiến thức và thông tin về loại bệnh này vẫn chưa được phổ biến trong công đồng những người chăn nuôi. Vì thế, nếu dịch bệnh này xảy ra, rất khó để người chăn nuôi nhận ra và điều trị cho gà bệnh. Sau đây, Blog Số Đề sẽ đưa đến người đọc những thông tin về cơ chế sinh bệnh, triệu chứng và cách chữa trị bệnh ký sinh trùng đường máu.
Mục lục bài viết
Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng đường máu
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do một chủng loại đơn bào ký sinh trong máu có tên là Leucocytozoon-cauleri gây ra, đây là một họ trùng roi thuộc bộ Haemosporidia, ngành Protozoa. Theo thống kê, hiện nay đã có khoảng 67 loài Leucocytozoon gây bệnh cho hơn 100 gia cầm, thủy cầm và chim. Đường lây nhiễm của bệnh dịch này là thông qua các tuyến nước bọt của các vật chủ trung gian như muỗi, dĩn…
Khi muỗi đốt, hút máu của gà hoặc các loài gia cầm khác sẽ giúp cho đơn bào của ký sinh trùng truyền vào trong máu gà. Đơn bào phát triển và trở thành ký sinh trùng trong hồng cầu. Nhờ có khả năng sinh sản vô tính, ký sinh trùng phá hủy hồng cầu và bạch cầu sau đó di chuyển qua các cơ quan nội tạng khác của gà gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm.
Triệu chứng của bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Cũng giống như nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác, bệnh ký sinh trùng đường máu có các cấp độ sau:
Thể cấp tính
Thời gian ủ bệnh là từ 7 – 12 ngày. Trong khoảng thời gian này, gà thường kém ăn, bỏ ăn, ủ rũ, sốt cao, mào tích nhợt nhạt, miệng chảy nhiều nước nhờn, tiêu chảy kéo dài. Khi được 13 -14 ngày thì, một số con gà bắt đầu chết vào ban đêm. Và chúng có biểu hiện hộc máu ở miệng, mũi, mào, tích thâm đen, nằm thõng cổ. Nếu chủ nuôi không kịp thời điều trị, tỷ lệ gà chết lên đến 70%.
Thể mãn tính
Đến một mức nào đó, thể cấp tính sẽ chuyển sang thể mãn tính. Trường hợp này xảy ra ở gà trưởng thành nhiều hơn. Lúc này, gà sẽ chậm lớn, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, mào thâm, phân loãng có màu xanh. Gà đẻ giảm hoặc tắt đẻ, một số con có biểu hiện liệt chân. Tỷ lệ chết khoảng 5 – 20%.
Bệnh tích trên gà mắc bệnh ký sinh trùng đường máu
-
Xuất huyết thành vết chấm tròn trong các cơ quan nội tạng gà như gan, tụy, thận, buồng trứng,…
-
Xuất huyết bên ngoài với biểu hiện như: xuất hiện lấm tấm trên phần cơ ngực, cơ đùi, dưới da, chân và cánh của gà bệnh.
-
Máu gà nhiễm bệnh thường loãng và rất khó đông, thậm chí là không đông lại được.
-
Xảy ra tình trạng xuất huyết, ứ đọng máu trong phổi, tụ máu tại xoang bụng.
-
Khi ký sinh trùng phát triển, di chuyển qua các cơ quan nội tạng khác nhau còn gây ra hiện tượng nội tạng như: gan, thận, lách, sưng to, biến dạng, mủn nát và dễ vỡ…
Biện pháp phòng ngừa bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Đối với bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà thì bà con nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho tốt sau đây: Bệnh này lây qua việc bị các con côn trùng hút máu cắn như Muỗi hoặc đỉa nên cần phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thường xuyên phun thuốc diệt côn trùng trong chuồng và cả môi trường xung anh. Tránh để muỗi sinh sản và phát triển qua các ao nước đọng.
Nên quan sát theo dõi sức khỏe của đàn gà thường xuyên, có các biện pháp chăm sóc và nâng cao sức khỏe, đề kháng của gà. Thường xuyên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe và đề kháng, bên bổ sung vitamin như A, K, thuốc bổ, men tiêu hóa vào thức ăn hoặc nước uống cho gà.
Người chăn nuôi có thể hòa 1ml SORBITOL HOẶC LIVERCIN vào trong khoảng 1 lít nước để gà uống giúp giải độc cơ thể, tăng cường sự hoạt động của gan và thận. Nên cho gà ăn đủ, kết hợp nhiều loại thức ăn để tăng tính đa dạng về dinh dưỡng, giúp gà đủ chất, cải thiện tốt miễn dịch, tiêu hóa. Nên quan sát gà thường xuyên để có thể nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời khi mới xuất hiện bệnh ký sinh trùng đường máu, tránh việc lây lan rộng ra cả đàn.
Điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Cách điều trị gà nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là cần sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp có thành phần chứa Sulfamethazine, Sulfadimethoxin, Rigecoccin. Liều dùng nên hòa tan với 2 lít lượng 1 lượng khoảng 1gr và cho gà uống từ 5-7 ngày liên tục nhau.
Bệnh này là một bệnh nguy hiểm và có tốc độ lây lan nhanh. Do đó, bà con nên chú ý biểu hiện của bệnh này trên gia cầm và có biện pháp điều trị, cách ly kịp thời tránh gây thiệt hại đến đàn gà.
Hãy thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa bệnh như vệ sinh chuồng trại, khử trùng diệt côn trùng thường xuyên. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho đàn gà, nên cách ly gà lây nhiễm bệnh, để tránh lây lan rộng ra cả đàn nhé!
Mong rằng những kinh nghiệm được chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn nhận biết sớm được bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà. Từ đó bạn có thể xử lý được kịp thời có cách điều trị và phòng tránh hợp lý, giúp đàn gà phát triển khỏe mạnh.
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều