Yểm bùa sông Tô Lịch và những điều thần bí

Thần Cơ tiên tử Biên tập bởi: - Ngày: 18/04/2022 02:38:25

Sau một năm âm thầm nghiên cứu về vấn đề yểm bùa sông Tô Lịch, bằng cả tâm linh ngoại cảm, lẫn khoa học, ông Nguyễn Văn Sơn khẳng định, ông có đủ cơ sở tin rằng dưới đáy sông, đoạn cửa hang Luồn chính là trận đồ trấn yểm kinh hoàng từ 1.000 năm trước.

Bí ẩn truyện yểm bùa sông Tô Lịch

Tên sông Tô Lịch tương truyền lấy từ tên một vị thần sống vào thời nhà Tấn đô hộ xứ Giao Chỉ. Đến thời nhà Đường, nơi đây là vị trí xây dựng thành Đại La. Đây cũng là nơi hợp thủy của 3 con sông, nổi tiếng với nhiều lời đồn trấn yểm của người Tàu và hàng trăm câu chuyện kỳ bí xung quanh.

Sông Tô Lịch là một sông cổ của tứ giác nước Thăng Long, vốn từng là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ thượng lưu ở sông Hồng sang sông Nhuệ. Đến đoạn trung lưu, nó gặp hồ Tây (là dấu tích của đoạn sông Hồng cũ, nằm cạnh Quán Thánh) và một phần nước từ hồ Tây được cung cấp cho đoạn sông từ đó đến hạ lưu.

Tuy nhiên tới nay đoạn sông từ Cầu Gỗ đến Bưởi nay đã bị lấp, chỉ còn lại một vài dấu tích như ở Thụy Khuê (nằm ở mặt sau của tòa chung cư Golden Westlake và một khu dân cư nhỏ ở gần chợ Tam Đa). Do đó, sông Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa.

Yểm bùa sông Tô Lịch và những điều thần bí 360528648

Hà Nội có một con sông gắn liền với huyền sử linh thiêng

Năm 2001, đội thi công xây dựng đã phát hiện các cọc gỗ đóng dưới lòng sông xếp theo hình bát quái. Và từ đó đến nay, câu chuyện về trấn yểm long mạch sông Tô Lịch đã trở thành bí ẩn chưa có lời giải đáp.

Ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng ngược dòng thời gian để tìm hiểu về phong thủy và những truyền thuyết xung quanh chủ đề này.

Mảnh đất kinh kỳ Thăng Long là nơi có hình thế “sông tụ – núi chầu”, cũng là một phần của long mạch Á Châu. Bắt đầu từ dãy núi Himalaya, chạy vòng vèo như một con rồng lớn, mãi cho đến dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxipang, xuống đến Việt Trì rồi lặn xuống, sau đó lại tỏa ra và trồi lên ở Ba Vì.

Cao Biền Yểm bùa sông Tô?

Vào thời kỳ Bắc thuộc lần 3, năm 865 Cao Biển nhận lệnh Đường Ý Tông mang quân sang tiến đánh An Nam. Được trợ giúp từ bên trong, tháng 4/866 hạ được thành Giao Chỉ (nay thuộc Hà Nội). Sau đó Cao Biền được Đường Ý Tông phong chức “Tiết độ sứ tĩnh Hải quân” cai quản nước An Nam.

Nhiều huyền tích kể rằng, trong lúc Cao Biền xây thành Đại La đến đoạn sông Tô Lịch về phía tây thì bị lở không đắp được. Một hôm Cao Biển đi dạo ngoại thành, chợt thấy mây mù tối om, một bóng người kỳ lạ mặc áo hoa, cưỡi con rồng đỏ, tay cầm chế bài màu vàng, xưng là thần sông Tô Lịch. Cao Biền lo sợ liền tìm cách trấn yểm.

Cao Biền cho quân đào một cái hố vuông thật sâu, rồi chôn sống chiến tướng Chu Dĩnh cùng 4 tùy tùng và nhiều dân phu, kèm theo nhiều loại cọc gỗ, kiếm sắt, bùa chú, theo hình thức "Hoàn táng thổ tang”. Ngoài ra Cao Biền còn chôn thêm tiền, vàng, đồ gốm sứ ... làm lộ phí cho Chu Dĩnh và các âm binh canh giữ...

Yểm bùa sông Tô Lịch và những điều thần bí 360528648

Một số nhận định của chuyên gia

Sau nhiều năm nghiên cứu về hiện tượng tâm linh yểm bùa sông Tô Lịch, các chuyên gia phong thủy đã đưa ra những nhận định sau:

Đạo Bùa trấn yểm sông Tô Lịch của Cao Biền

Đạo Bùa trấn yểm trên dòng sông Tô Lịch là của Cao Biền - Tiết độ sứ của nhà Đường, dùng để trấn yểm long mạch, khi tiến hành xây dựng thành Đại La vào thế kỷ Đó là 1 trong 19 nơi mà Cao Biền đã thực hiện trấn yểm.

Đạo Bùa đó hoàn toàn không phải do các Vua thời nhà Lý trấn yểm trong Truyền thuyết âng Dầu, bà Dầu khoảng 200 năm sau khi Cao Biền thực hiện trấn yểm.

Long mạch lớn xuất phát từ phía Tây của thành Đại La

Chấp nhận có một Long mạch rất lớn xuất phát từ phía Tây của thành Đại La (Các dãy núi thuộc các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, và gần nhất là dãy núi Tản Viên); Long mạch này đi qua thành Đại La, cụ thể theo dọc sông Tô Lịch, qua khu vực Hồ Tây, kéo dài sang Cổ Loa - Đông Anh - HÀ NỘI.

Long mạch này còn kéo dài tới dãy Yên Tử và theo hướng Đông Bắc tới tận Quảng Ninh. Đây chỉ là nhánh Thanh Long của đồng bằng Bắc Bộ. Nhánh Bạch Hổ khi có điều kiện tôi xin chứng minh tiếp.

Cao Biền đã thực hiện biện pháp trấn yểm Long mạch, nhằm bế dòng khí của Long mạch này. Thủ thuật trấn yểm tương tự như thuật điểm huyệt trong đông y học.

Yểm bùa sông Tô Lịch và những điều thần bí 360528648

Kết luận

Như vậy, blogsode.com đã gửi đến bạn những thông tin kết luận rằng : Trong quá trình xây dựng Thành Đại la, Cao Biền gặp một vùng đất có kết cấu không ổn định nên đã thực hiện việc yểm bùa sông Tô Lịch kể trên với mục đích làm cho đất cứng và ổn định hơn trước. Biện pháp thực hiện là dùng thủ pháp điểm huyệt đất tương tự như thủ thuật châm cứu, điểm huyệt trong đông Y.

Ở đây còn có ý nghĩa sâu xa là trấn yểm các Long mạch, các huyệt phát Đế Vương của đất Việt. Tuy nhiên vì có sự sai lầm về độ số hướng Tây nên sự trấn yểm không được trọn vẹn.

Tags liên quan:

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.

Tin xem nhiều