Bài văn khấn Tam Bảo tại gia, tại chùa chuẩn nhất

Thần Cơ tiên tử Biên tập bởi: - Ngày: 12/10/2022 22:30:16

Tín ngưỡng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” cũng như hiếu kính, lễ nghĩa đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu của dân tộc ta. Theo quan niệm dân gian Việt Nam thì ban Tam Bảo được xem như 3 "ngôi báu" bao gồm Phật, Pháp, Tăng. Vậy bài văn khấn Tam Bảo như thế nào chuẩn xác nhất? Cùng Blog Số Đề tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây.

Ban Tam Bảo gồm những ai?

Các Phật tử quy y trong ba biểu hiện khác nhau của tâm thức: phật, pháp và tăng. Mỗi điều này là một yếu tố quý giá và cần thiết của con đường Phật giáo, và vì vậy chúng được gọi là tam bảo. Như vậy, Ban Tam Bảo sẽ gồm có:

Đức Phật: Người Thầy

Đầu tiên, điều này đề cập đến Đức Phật lịch sử, vị thầy ban đầu. Ngài không phải là một vị thần mà là một con người như chúng ta, và tấm gương của ngài cho chúng ta thấy rằng chúng ta cũng có thể đi theo con đường dẫn đến giác ngộ. Nói rộng hơn, nguyên lý phật đề cập đến tất cả các vị thầy và những bậc giác ngộ, những người truyền cảm hứng và hướng dẫn chúng ta.

Pháp: Giáo lý

Giáo pháp Phật giáo bắt đầu từ những chân lý cơ bản mà chính Đức Phật đã dạy — tứ diệu đế, tam bảo, bát chánh đạo,… Và chúng bao gồm toàn bộ giáo lý Phật giáo rộng lớn đã được phát triển trong 2.600 năm kể từ đó.

Cần lưu ý rằng từ tiếng Phạn pháp cũng có nghĩa là một sự vật hoặc đối tượng theo nghĩa thông thường. Trong cả hai trường hợp, từ này biểu thị một quy luật cơ bản hoặc chân lý của thực tế.

Tăng đoàn: Cộng đồng

Thuật ngữ tăng đoàn thường dùng để chỉ những người xuất gia và những vị A la hán mà các hành giả tại gia quy y. Điều này đã thay đổi ở phương Tây, nơi mà sangha có nghĩa là cộng đồng những người thực hành Phật giáo nói chung, cả xuất gia và cư sĩ.

Các Phật tử ở đây cũng sử dụng từ này để mô tả một cộng đồng hoặc nhóm cụ thể, và bạn sẽ thường nghe mọi người nói về “tăng đoàn của tôi”, nghĩa là cộng đồng Phật giáo mà họ thuộc về.

Bài văn khấn Tam Bảo tại gia, tại chùa chuẩn nhất 139866439

Chuẩn bị lễ vật cúng Ban Tam bảo và các lưu ý khi chuẩn bị lễ

Lễ vật khi mang đến các đình, chùa không cần quá cao sang, đắt đỏ hay số lượng phải nhiều, chủ yếu là tùy tâm, tùy hoàn cảnh người đến. Đi cúng lễ ở những nơi thờ Thần, Phật, chư vị bồ tát, thánh hiền, đức bà,... thì người đi hành lễ cần phải chú ý tới những điều sau khi sắm sửa lễ vật dâng lên các vị chư thần.

Khi đi dâng hương tại các chùa thì chỉ nên sắm toàn bộ là lễ chay như hương thơm, hoa tươi, quả theo mùa, phẩm oản, xôi chè,... Không nên sắm lễ mặn mang theo như: thịt luộc, gà, giò, chả,...

Chỉ khi đi cúng Tam sinh hay những khu vực có thờ các vị Thánh Mẫu thì mới được dâng lễ mặn và chỉ có thể dâng ở những nới đó. Chú ý tuyệt không được dâng lễ mặn ở các khu vực chính thờ Phật (tức là nơi thờ chính của ngôi chùa).

Lễ mặn như gà, chả, giò, rượu, trầu cau,.. chỉ được đặt tại ban thường hay những điện thờ được xây riêng của Đức Ông hay bất kỳ vị thánh nào đó có ý nghĩa to lớn với nơi thờ cúng.

Khi dâng cúng Phật tại chùa không được sắm vàng mã, tiền âm phủ hay những thứ tương tự. Những lễ như này thì chỉ được đặt ở bàn thờ Đức Ông, Thần Linh hay Thánh Mẫu ở các điện bên cạnh.

Cũng không nên đặt tiền thật nên ban thờ Phật ở điện chính diện, các ban khác thì có thể đặt, tốt hơn hết nên để vào hòm công đức.

Bài văn khấn Tam Bảo tại gia, tại chùa chuẩn nhất 139866439

Bài văn khấn Tam Bảo tại chùa, tại gia chuẩn nhất

Để lễ nghi được linh nghiệm, ngoài việc thực hiện những bước được đề cập ở nội dung phía trên thì các bạn nên đọc bài văn khấn Tam Bảo được cập nhật dưới đây:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ (chúng) con là: …………………..

Ngụ tại: ………………….

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Ta Bà.

Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được …………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Bài văn khấn Tam Bảo tại gia, tại chùa chuẩn nhất 139866439

Nghi thức hạ lễ sau khi cúng Tam Bảo

Sau khi tín chủ đọc xong văn khấn Tam Bảo cũng như lễ ở các ban thờ trong chùa, đợi hương tàn có thể hạ lễ. Trong thời gian này bạn có thể vãn cảnh chùa hoặc tham gia làm việc thiện, công đức để tâm thêm thanh tịnh, an yên. Sau khi hương tàn bạn cúi vái lạy 3 lần sau đó hạ sớ và mang đến nơi hóa vàng để hóa. Lễ vật trên bàn có thể lấy về hoặc cung tiến cho chùa, phân phát cho mọi người xung quanh.

Kết luận

Trên đây là bài văn khấn Tam Bảo tại chùa, tại nhà chuẩn nhất mà Blog Số Đề muốn chia sẻ tới bạn. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, các bạn có thể thực hiện nghi lễ cúng Tam Bảo tại các chùa vào ngày rằm hoặc mùng 1 hàng tháng để gia đạo luôn bình an.

Tags liên quan:

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.

Tin xem nhiều