Khám phá ý nghĩa phong thủy của cây Lộc vừng

Thần Cơ tiên tử Biên tập bởi: - Ngày: 22/06/2021 02:01:28

Cây Lộc Vừng là một trong những loại cây cảnh được khá nhiều người chơi cây kiểng ưa chuộng và xuất hiện phổ biến trong khuôn viên sân vườn của nhiều gia đình Việt. Vậy loài cây này có ý nghĩa như thế nào, có bao nhiêu loại? Cách chọn vị trí và trồng ra sao để có một cây lộc vừng đẹp? Sau khi đọc bài viết dưới đây của Blog Số Đề các thắc mắc của bạn về cây lộc vừng sẽ được giải đáp.

Giới thiệu về cây Lộc vừng

Tên khoa học là Barringtonia acutangula. Là một cây cao 5-8 m với vỏ màu xám đen sần sùi. Lá hình trứng. Những bông hoa màu đỏ được tạo ra trên những chiếc chuỗi dây dài khoảng 20cm. Cây ra hoa định kỳ quanh năm. Rụng lá một phần trong thời gian khô hạn kéo dài.

Loài này mọc ở các bờ sông nước ngọt, rìa các đầm và phá nước ngọt và trên các vùng đồng bằng trũng ngập nước theo mùa, thường là trên đất nặng. Thường xuất hiện và tìm thấy ở Madagascar và nhiệt đới châu Á, cùng những nơi khác.

Lộc vừng là một trong những loài cây phong thủy rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó nằm trong bộ tứ quý Sanh – Sung – Tùng – Lộc. Có nơi còn đặt lộc vừng vào bộ tam đa sinh vật cảnh. Khi nhắc đến lộc vừng là nhắc đến sự sung túc, may mắn, bình an, thịnh vượng.

Cây Lộc vừng thuộc loại cây cổ thụ, có sức sống bền lâu, có thể sống đến hàng trăm năm tuổi. Những chùm hoa màu đỏ rực rủ xuống mềm mại vô cùng đẹp mắt có ngụ ý tượng trưng cho phát tài phát lộc. Do vậy rất nhiều gia đình trồng lộc vừng trong khuôn viên nhà mình.

Khám phá ý nghĩa phong thủy của cây Lộc vừng 1292643778

Ý nghĩa cây lộc vừng

Cây lộc vừng có điểm tương đồng với một loại cây phong thủy rất được ưa chuộng là cây vạn lộc bởi cả hai đều có chữ lộc trong tên. Trong tiếng Hán, lộc có ý nghĩa chỉ sự may mắn, tiền tài và phúc báu. Vừng là loại hạt nhỏ nhưng mỗi lần thu hoạch sẽ được rất nhiều hạt. Vì thế lộc vừng có hàm nghĩa sự may mắn, phúc báu sẽ đến nhiều và dồi dào mãi không dứt.

Cành lá lộc vừng rất tươi tốt xum xuê, màu hoa sáng, đẹp tượng trưng cho phúc lộc đủ đầy. Cây lộc vừng có thể sống đến trăm tuổi thành những cây cổ thụ. Từ đó người ta gán cho nó những ý nghĩa về sự vững chắc, trường tồn. Trồng lộc vừng trong nhà có người cao tuổi mang ngụ ý lời chúc bách niên giai lão.

Nếu trong thời gian làm kinh doanh trùng với thời điểm hoa lộc vừng nở sẽ rất tốt bởi hoa lộc vừng mang điềm lành về sự nở rộ của thành công và tài lộc. Bên cạnh đó, cây lộc vừng được trồng nhiều ở các đền, chùa, miếu và hình dáng cứng cỏi nên người ta tin rằng lộc vừng có khả năng trừ tà, gia tăng dương khí.

Khám phá ý nghĩa phong thủy của cây Lộc vừng 1292643778

Tác dụng của cây lộc vừng

Cây lộc vừng đẹp, ý nghĩa phong thủy tốt nên rất được chuộng làm cây cảnh trồng trước nhà hay làm bonsai. Là loài thực vật thân gỗ nên có thể được uốn tạo thế cây lộc vừng thành các thế bonsai đẹp, bắt mắt mà không phải chỉnh sửa quá thường xuyên. Người ta cũng thường trồng cây lộc vừng để đón tài lộc vào nhà và gia tăng dương khí. Những cây lộc vừng con với hình dáng đẹp được sử dụng làm quà biếu vào những dịp lễ tết thay cho lời chúc phúc của người tặng.

Ngoài ý nghĩa về phong thủy, làm bonsai, cây lộc vừng còn có thể được sử dụng một phần làm thuốc hoặc nấu ăn. Phần lá non của cây lộc vừng được dùng để ăn sông và kèm trong các món gỏi. Thân, vỏ, rễ của cây lộc vừng đều có những ứng dụng trong các bài thuốc đông y khá hiệu quả.

Khám phá ý nghĩa phong thủy của cây Lộc vừng 1292643778

Nên trồng cây Lộc Vừng ở đâu

Các cụ xưa còn kiêng trồng duy nhất một cây cổ thụ nên thường trồng Lộc Vừng với vài cây cổ thụ khác với quan niệm cây Lộc Vừng sống lâu sẽ tích tụ nhiều khí trong lành. Vì vậy càng lớn tuổi cây Lộc Vừng càng có giá với quan niệm khi mua lại cây này sẽ được thêm cả tài sản của chủ cũ.

Theo tiến sĩ Nguyễn Hoàng Diệp cây Lộc Vừng nên trồng trước nhà để tăng nguồn năng lượng dương, giảm năng lượng âm có thể ảnh hưởng tới ngôi nhà. Cửa chính là mặt tiền là nơi đón các loại khí quy tụ về có và vượng khí nên màu đỏ của cây Lộc Vừng có khí dương sẽ mang lại may mắn, hỷ sự và phước lành cho gia chủ.

Nên trồng cây Lộc Vừng ở vị trí thoáng đãng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, ánh sáng để cây phát triển tốt cho hoa đẹp vừa giúp làm đẹp ngôi nhà vừa tăng lưu chuyển năng lượng tốt hấp thu may mắn.

Theo nhiều nhà nghiên cứu phong thủy nếu bố trí nhà ở theo phong thủy và có ý định trồng cây cổ thụ thì hãy tham khảo các chuyên gia phong thủy xem địa thế, vị trí ngôi nhà và mệnh của gia chủ để xem loại cây gì, màu gì mới phù hợp không nên tự tiện trồng vì có thể làm hỏng phong thủy ngôi nhà.

Khám phá ý nghĩa phong thủy của cây Lộc vừng 1292643778

Các loại cây lộc vừng

Khá nhiều người nhận ra được cây lộc vừng nhưng cây lộc vừng có mấy loại thì không có nhiều người biết đến. Vì phân bố rộng từ Nam A đến Bắc Úc nên có các loại cây lộc vừng khác nhau như: cây lộc vừng lá to, lộc vừng mangopine, lộc vừng trắng, cây lộc vừng lá nhỏ,…Dưới đây sẽ là 3 loại cây lộc vừng chính.

Cây lộc vừng chiếc hay còn gọi là rau vừng: Sinh trưởng tại vùng ven biển và hải đảo nên loại lộc vừng này chịu hạn và chịu mặn khá tốt. Tại nước ta, cây lộc vừng chiết phân bố chủ yếu tại các vùng ven biển phía nam và các vùng hay bị ngập lũ.

Cây lộc vừng hoa đỏ: Được người Pháp mang đến Việt Nam từ những năm chiến tranh. Đây là loại cây lộc vừng được ưa thích nhất tại nước ta bởi những bông hoa màu đỏ rực rỡ rất đẹp lại mang ý nghĩa cho sự may mắn, thịnh vượng. Người dân Việt hay trồng cây lộc vừng đỏ trước cửa nhà để nghênh đón tài lộc và làm cảnh.

Khám phá ý nghĩa phong thủy của cây Lộc vừng 1292643778

Kết luận

Như vậy, Blog Số Đề vừa cùng bạn đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi cây lộc vừng hợp tuổi gì, mệnh gì và những thông tin liên quan. Hy vọng, với những chia sẻ trong bài viết các bạn sẽ có cách lựa chọn cây hợp với tuổi của mình nhằm đạt được những may mắn, thuận lợi nhất. Chúc các bạn thành công.

Tags liên quan:

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.

Tin xem nhiều