Ý nghĩa của cây dâu tằm trong phong thủy

Thần Cơ tiên tử Biên tập bởi: - Ngày: 25/06/2021 01:41:56

Trong phong thủy một số loại cây có thể mang tới vận xui cho những người sở hữu chúng. Vậy cây dâu tằm trong phong thủy có ý nghĩa gì? Cây dâu tằm có trừ tà được hay không? Có nên trồng cây dâu tằm không? Hãy cùng Blog Số Đề tìm hiểu thông tin về cây dâu tằm trong bài viết dưới đây.

Cây dâu tằm trong tự nhiên

Dâu tằm là một loại cây khá quen thuộc, được trồng ở khá nhiều nơi ở nước ta, nhất là các tỉnh Bắc bộ. Cây dâu tằm là một loài cây gỗ từ nhỏ đến nhỡ, lớn nhanh, có thể cao tới 15–20 m. Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách, khi cắt tỉa mầm có khả năng cho bật mầm. Lá hàng năm rụng vào mùa đông. Rễ ăn sâu và rộng 2–3 m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10 – 30cm và rộng theo tán cây.

Quả của cây dâu tằm có vị nhạt, không đậm đà như hương vị của rất nhiều loại dâu khác như dâu đỏ và dâu đen. Quả của nó có màu từ trắng đến hồng đối với một số loại cây được trồng trọt, nhưng màu quả tự nhiên của loài này khi mọc hoang là màu tía sẫm.

Không chỉ hái lá để nuôi tằm, dâu tằm còn là một cây thuốc có khả năng chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau. Tuy nhiên cây dâu tằm trong phong thủy lại có ý nghĩa không tốt, nhiều người vẫn quan niệm cây dâu tằm mang đến điều không may mắn.

Ý nghĩa của cây dâu tằm trong phong thủy 1023219950

Ý nghĩa của cây dâu tằm trong phong thủy

Trong phong thủy, cây dâu tằm là loài cây được xếp vào loại có âm khí nặng không nên trồng trước nhà. Việc xếp loài cây này vào nhóm cây mang lại điềm xấu có rất nhiều lý do:

Thứ nhất, tên của cây dâu tằm trong tiếng Hán đọc là “tang” khiến nhiều người liên tưởng đến sự tang tóc và chết chóc. Với ý nghĩa như vậy nên hầu hết các nhà phong thủy học đều đánh giá loài cây này là loài cây mang lại những điều không may.

Lý do thứ hai liên quan đến một số điển cố ở Trung Quốc. Các điển cố này đều chỉ ra rằng cây dâu là loài cây không tốt lành:

Sách Hán thư có viết về một tích ở nước Vệ có bãi dâu ven sông Bộc, trai gái gần đó thường tới tụ tập hát những câu không đứng đắn. Vì vậy, cây dâu được gắn liền với những nơi không tốt là loài cây không nên trồng trong nhà. Sự tích này cũng được Đại thi hào Nguyễn Du từng nhắc đến trong Truyện Kiều: “Ra tuồng trên Bộc trong dâu – Thì con người ấy ai cầu làm chi”.

Ngoài các sách cổ Trung Quốc thì quan niệm của người Việt từ xưa cũng công nhận cây dâu tằm là loài cây không may.

Ý nghĩa của cây dâu tằm trong phong thủy 1023219950

Có thể nói rằng, từ xưa cây dâu tằm được các nhà phong thủy Trung Quốc và cả các nhà phong thủy việt nam đều coi là loài cây không may mắn và kiêng kỵ trồng phía trước nhà. Tuy nhiên, theo nhiều sự tích thì cây dâu tằm là loài cây có âm khí nặng nên thường được các pháp sư, thầy cúng sử dụng để trừ tà. Do đó, cây dâu tằm tuy mang ý nghĩa không tốt nhưng vẫn được sử dụng làm cây phong thủy trong một số trường hợp đặc biệt.

Ý nghĩa của cây dâu tằm trong phong thủy 1023219950

Dùng cây dâu tằm để trừ tà trong phong thủy

Theo quan niệm trong phong thủy, người ta dùng cây dâu tằm để xua đuổi tà ma, cụ thể cây dâu tằm thường được dùng trong một số trường hợp sau:

Khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ quấy khóc không ngớt, có thể do phải vía từ người lạ hoặc do ma đói quỷ khát lang thang đến trêu của, người ta thường lấy một nhành dâu bánh tẻ, để cả vỏ và lá, sau đó quật nhẹ vào người bé trai 7 phát, bé gái 9 phát để ma quỷ không dám quấy nhiễu nữa. Cách trừ tà này khá hiệu quả, có nhiều trường hợp các bé ngừng khóc ngay sau khi thực hiện nghi thức trừ tà.

Trong trường hợp gia đình có người đang ở cữ, người ta treo quanh phòng của sản phụ đó 9 cành dâu để những xúi quẩy, vận hạn của người ở cữ không ảnh hưởng đến gia đình ấy.

Còn nếu ai đó gặp những giấc mơ kỳ quái trong lúc ngủ dẫn đến ngủ không ngon, hay bị bóng đè, có thể đặt một nhành dâu xuống dưới gối để xua đuổi ma quỷ.

Ý nghĩa của cây dâu tằm trong phong thủy 1023219950

Trong dân gian, khi cho trẻ mới sinh ra khỏi nhà vào những lần đầu tiên, đặc biệt là nếu trong quá trình di chuyển của bé, có đi qua các khu nghĩa địa, các đền chùa miếu mạo, người ta thường giấu một nhành dâu trong áo của bé để tránh cho ma quỷ theo về quấy phá.

Ngày nay, người ta còn dùng gỗ cây dâu làm thành những chiếc vòng đeo tay với mục đích trừ tà, bởi theo lý giải, âm khí trong gỗ cây dâu rất mạnh, có thể lấn át mọi luồng âm khí, trừ bỏ mọi luồng khí không sạch sẽ do ma quỷ gây ra, không chỉ giúp bảo vệ người đeo nó khỏi ma quỷ, làm cho ma quỷ sợ hãi không dám đến gần mà còn có thể giúp cho người đó phòng tránh được một số ốm đau, bệnh tật.

Trong phong thủy, cây dâu tằm thường được trồng ở đằng sau nhà. Ở vị trí này, cây dâu không chỉ bảo vệ cả ngôi nhà khỏi các thế lực ma quỷ quấy phá, mà còn có thể mang lại may mắn lớn cho gia đình ấy, đem lại thêm nhiều tài lộc cho gia đình.

Theo lý giải của các nhà phong thủy, cây dâu tằm được trồng ở đằng sau nhà sẽ phát ra một luồng âm khí cực thịnh. Luồng âm khí này sẽ lấn át toàn bộ mọi ma khí khác, khiến cho ma quỷ nhầm tưởng rằng trong gia đình này đang có một thế lực lớn đến từ cõi âm canh giữ và không dám xâm phạm căn nhà.

Ngày nay, một số nơi còn dùng gỗ của cây dâu tằm phơi không sau đó nghiền thành bột và rắc quanh nhà để trừ ma quỷ, đặc biệt là trong tháng cô hồn, giề làm trên được khá nhiều gia đình thực hiện.

Ý nghĩa của cây dâu tằm trong phong thủy 1023219950

Kết luận

Trên đây là một vài thông tin từ Blog Số Đề về cây dâu tằm trong phong thủy. Hy vọng những gợi ý ở trong bài viết sẽ phần nào giúp ích được cho bạn. Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để trang bị cho mình thông tin phong thủy hữu ích nhất.

Tags liên quan:

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.

Tin xem nhiều