Số bị trừ là gì? Cách thực hiện phép trừ nhanh và chính xác
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 02/08/2022 02:58:48
Phép trừ là một trong những phép tính quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Đối với những bạn học sinh mới khi bắt đầu tiếp xúc và làm quen sẽ thắc mắc số trừ là gì? Số bị trừ là gì? Những thông tin được Blog Số Đề chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu chi tiết về số trừ.
Mục lục bài viết
Số trừ là gì? Cách xác định số bị trừ
Số trừ là số lượng giá trị bị lấy đi ở số trừ. Số bị trừ sau khi lấy đi một lượng giá trị bằng giá trị của số trừ sẽ còn lại hiệu.
Ví dụ minh họa 1: 26 - 2 = 24
Với phép trừ trên, số bị trừ là số 26 và số trừ là số 2. Số 26 sau khi lấy đi 2 giá trị thì còn lại 24. 24 là hiệu
Ví dụ minh họa 2: Lan có 5 chiếc bút chì. Lan tặng cho Nam 3 chiếc bút chì. Vì vậy Lan còn lại 2 chiếc bút chì.
Có thể thấy rằng sau khi cho Nam 3 bút, số lượng bút chì của Lan bị lấy đi 3 bút chì vì thế Lan còn lại 2 bút. 3 bút chì mà Lan cho Nam chính là số trừ của phép toán này.
Để xác định số trừ trong một phép trừ, các em có thể xác định số nằm bên phải dấu trừ chính là số bị trừ.
Ví dụ: 9 - 3 = 6
Có thể thấy số 3 nằm bên phải dấu trừ vì vậy 3 là số trừ của phép toán trên.
Số trừ là gì? Cách xác định số bị trừ
Số bị trừ là gì? Cách xác định số bị trừ
Số bị trừ là số bị lấy đi giá trị sau khi thực hiện phép trừ.
Ví dụ minh họa 1: 5 - 3 = 2
Với phép trừ trên, số bị trừ là số 5 vì sau khi thực hiện phép trừ, số 5 bị lấy đi 3 giá trị nên chỉ còn 2. 2 ở đây đóng vai trò là hiệu
Ví dụ minh họa 2: Toàn có 12 quả cam. Toàn cho Mai 3 quả và ăn mất 2 quả. Vì vậy toàn còn lại 7 quả cam.
Trong đó 12 quả cam ban đầu của Toàn chính là số bị trừ
Trong một phép trừ, số bị trừ là số đầu tiên nằm ở bên trái dấu trừ
Ví dụ: 12 - 11 = 1
Số 12 là số đầu tiên của phép trừ và nằm bên trái của dấu trừ vì vậy số 12 là số bị trừ.
Số bị trừ là gì? Cách xác định số bị trừ
Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?
Ta có: số bị trừ - số trừ = hiệu, nên số bị trừ = hiệu + số trừ
Nghĩa là, nếu ta có a - b = c thì số bị trừ a = b + c
Điều kiện của số bị trừ để thực hiện phép trừ hai số tự nhiên
Điều kiện để thực hiện được phép trừ hai số tự nhiên là số bị trừ phải lớn hơn hoặc bằng số trừ.
Ví dụ: 23 - 12 = 11
Ở đây, số bị trừ 23 > số trừ 12
Lưu ý: Trường hợp số bị trừ nhỏ hơn số trừ chúng ta sẽ được học ở các lớp trên. Ở đây, chúng ta chỉ xét phép trừ hai số tự nhiên
Tính chất của số bị trừ và số trừ trong phép trừ hai số tự nhiên
Hiệu của hai số không đổi nếu ta thêm vào một số bị trừ và số trừ cùng một đơn vị.
Ví dụ: 275 - 92 = (275 + 2) - (92 + 2) = 277 - 94 = 183.
Một số dạng bài tập liên quan đến phép trừ
Dạng 1: Trừ các số tự nhiên
Dạng 2: Tính giá trị biểu thức
Phương pháp: Áp dụng các quy tắc thực hiện phép tính như:
- Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; thực hiện phép tính cộng, trừ sau …
- Biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ hoặc chỉ có phép nhân và phép chia thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.
Dạng 3: Tìm x
Phương pháp: xác định vai trò của x rồi áp dụng các quy tắc tìm một số chưa biết đã học như:
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
Một số dạng bài tập liên quan đến phép trừ
Ví dụ cơ bản liên quan số bị trừ và số trừ
Dạng 1: Nhận biết số bị trừ, số trừ, hiệu
Phương pháp: Dựa vào khái niệm phép trừ, số bị trừ, số trừ, hiệu
Ví dụ: 25 - 8 = 17.
Ở phép tính này, số 25 là số bị trừ, số 7 là số trừ và 18 là hiệu.
Bài tập luyện tập:
Bài 1: Nhận biết số bị trừ, số trừ trong các phép toán dưới đây:
- 30 - 17
- 125 - 90
- 85 - 73
- 253 - 177
Đáp án:
- Số bị trừ là 30, số trừ là 17
- Số bị trừ là 125, số trừ là 90
- số bị trừ là 85, số trừ là 73
- Số bị trừ là 253, số trừ là 177.
Ví dụ cơ bản liên quan số bị trừ và số trừ
Dạng 2: Áp dụng tính chất của số bị trừ và số trừ các phép tính để tính nhanh
Phương pháp: Áp dụng tính chất sau đây của phép trừ hai số tự nhiên:
Hiệu của hai số không đổi nếu ta thêm vào một số bị trừ và số trừ cùng một số đơn vị.
Ví dụ: 122 - 99 = (122 + 1) - (99 + 1) = 123 - 100 = 23
Dạng 3: Tìm số bị trừ và số chưa biết trong một đẳng thức
Phương pháp giải:
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
Ví dụ: Tìm biết:
x - 2022 = 33
Ta có: x - 2022 = 33
x = 2022 + 33
x = 2055
Dạng 4: Bài toán có lời văn
Phương pháp giải: Áp dụng phép tính trừ để giải bài toán.
Ví dụ: Một người bán bánh mì dong, ngày thứ nhất bán được 260 cái bánh mì, ngày thứ 2 bán được 252 cái bánh mì. Biết ngày thứ 3 bán ít hơn ngày thứ nhất và ngày thứ 2 là 53 cái. Hỏi ngày thứ 3 người bán hàng rong bán được bao nhiêu cái bánh mì?
Phương án làm bài: Để tìm được số bánh mì mà người bán hàng dong bán được trong ngày thứ 3 thì ta phải tìm số bánh mì bán được trong hay ngày thứ nhất và thứ 2
Đáp án:
- Số bánh mì bán được trong ngày thứ nhất và ngày thứ 2 là: 260 + 252 = 512 (cái)
- Số bánh mì bán được trong ngày thứ 3 là: 512 - 53 = 459 ( cái)
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản có liên quan đến số trừ và số bị trừ là gì. Mong rằng điều này sẽ các em học sinh chinh phục thành công những bài toán trong quá trình học tập và vận dụng một cách hiệu quả trong cuộc sống thực tiễn. Chúc các bạn may mắn và thành công.
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều