Tứ Tượng là gì? Những bí ẩn phía sau Tứ Tượng mà bạn cần biết

Thần Cơ tiên tử Biên tập bởi: - Ngày: 10/10/2019 00:49:55

Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái - Câu nói này trở thành bài nằm lòng cho những ai quan tâm đến những mối tương quan đất trời và thuyết phong thủy số học. Tuy nhiên từng khái niệm cụ thể thì rất ít người nắm bắt được tường tận. Đặc biệt là vấn đề tìm hiểu Tứ Tượng là gì. Vì vậy trong bài viết này của BLog Số Đề, Thần Cơ tiên tử xin dành tặng đến quý bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất về tứ tượng nhé!

Tứ Tượng: Biểu tượng cân bằng hoàn hảo

Sự cân bằng tuyệt đối và tính logic là những điều có thể nói khi nhắc đến Tứ Tượng. Vậy thực sự tứ tượng là gì? cụm từ này có nguồn gốc từ đâu và mang những ý nghĩa gì? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ngay sau đây thôi!

Tứ Tượng là gì?

Theo định nghĩa chính thống tại các trang thông tin và các tài liệu phong thủy, lịch sử, chiêm tinh, văn hóa dân gian thì Tứ tượng được định nghĩa như sau:

Tứ tượng (Si Xiang) là tứ đại thần thú được hình thành vào thời Trung Hoa cổ đại; là một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,... phương Đông.

  • Thanh Long của phương Đông
  • Bạch Hổ của phương Tây
  • Chu Tước của phương Nam
  • Huyền Vũ của phương Bắc

Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Chúng được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Trung Hoa, và cả trong Manga và Anime của Nhật

Tứ tượng được đặt cho những cái tên loài người tương ứng khi Đạo giáo trở nên phổ biến. Thanh Long có tên là Mạnh Chương (孟章), Chu Tước là Lăng Quang (陵光), Bạch Hổ là Giám Binh (監兵), và Huyền Vũ là Chấp Minh (執明).

Tứ Tượng là gì? Những bí ẩn phía sau Tứ Tượng mà bạn cần biết 1372731511

Tương truyền còn có thánh thú thứ năm, Hoàng Lân (con kỳ lân màu vàng), hay "Hoàng Lân". Đây là linh thú uy quyền nhất và là chỉ huy của tứ đại thần thú trong Tứ tượng.

Trong thuyết Âm Dương, Tứ tượng tương ứng với giai đoạn sinh làm bốn phạm trù trong quá trình biến đổi của vũ trụ (Hư vô sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái)

Nguồn gốc của Tứ Tượng?

Khái niệm Tứ tượng có nguồn gốc từ thời Trung Hoa cổ đại, có thể là trước cả thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào xác thực chính xác thời gian khái niệm này bắt đầu được lưu hành trong xã hội Trung Quốc cổ.

Tứ Tượng là gì? Những bí ẩn phía sau Tứ Tượng mà bạn cần biết 1372731511

Ý nghĩa của Tứ Tượng

Việc quan sát tứ tượng, cùng các tinh tú trong hệ thống nhị thập bát tú trong quá trình vận hành chuyển động của chúng có thể sử dụng để lựa chọn ngày tốt, ngày xấu, xác định thời gian, mùa vụ phục vụ cho canh tác nông nghiệp, dự báo những biến động thời tiết, hay biến động của cuộc sống xã hội, cũng như nền kinh tế chính trị thời đại cổ.

Đối với phong thủy, hội tụ đủ Tứ tượng Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ là điều cần thiết để có một địa thế đẹp. Ngày xưa, để chọn được nơi để đặt kinh đô, các nhà phong thủy phải tìm nơi hài hòa giữa tứ tượng như nơi đó phải có sông ngòi, đất phải phì nhiêu, dễ đón gió và nhận được ánh mặt trời vừa phải.

Tứ tượng còn tương ứng với bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc; bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông . Không hiểu do trùng hợp mà tứ tượng lại tương ứng với Tứ Đại Nguyên Tố của truyền thuyết châu Âu là nước (xanh biển - Thanh Long), lửa (đỏ - Chu tước), gió (trắng - Bạch Hổ) và đất (đen - Huyền Vũ)

Tứ Tượng gồm những linh vật nào?

Có một điều thú vị là khá nhiều người đã từng nghe đến tứ tượng, tứ đại thần thú nhưng lại rất hiếm người có thể đọc tên chính xác tứ tượng. Vì vậy Thần Cơ tiên tử xin trình bày theo thứ tự phân cấp của tứ tượng gồm 4 linh thú sau đây.

Thanh Long

Thanh Long (青龙) hay Thương Long (苍龙) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học. Có truyền thuyết nói rằng Đẩu Mẫu Nguyên Quân chính là Thanh Long thời viễn cổ,

Tứ Tượng là gì? Những bí ẩn phía sau Tứ Tượng mà bạn cần biết 1372731511

Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng, thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân

XEM NGAY: Gốm sứ phong thủy khắc nổi Thanh Long - Chu Tước

Bạch Hổ

Bạch Hổ (白虎) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.

Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.

Tứ Tượng là gì? Những bí ẩn phía sau Tứ Tượng mà bạn cần biết 1372731511

Trong thiên văn, Bạch Hổ chỉ cung gồm 7 chòm sao phương tây trong Nhị thập bát tú, đó là:

  • Khuê Mộc Lang (Khuê)
  • Lâu Kim Cẩu (Lâu)
  • Vị Thổ Trệ (Vị)
  • Mão Nhật Kê (Mão)
  • Tất Nguyệt Ô (Tất)
  • Chủy Hỏa Hầu (Chủy)
  • Sâm Thủy Viên (Sâm)

Huyền Vũ

Huyền Vũ (玄武), còn gọi là Chân Võ đại đế, Bắc đế Chân Võ đế quân, Đãng Ma Thiên tôn, Hắc Đế, là một vị thần quan trọng của Đạo giáo[1], là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học. Chân thân của Huyền Thiên Trấn Vũ nổi tiếng trong đạo giáo.

Tứ Tượng là gì? Những bí ẩn phía sau Tứ Tượng mà bạn cần biết 1372731511

Huyền Vũ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con rắn quấn quanh con rùa, có màu đen (huyền, 玄) là màu của hành Thủy ở phương Bắc, do đó tương ứng với mùa đông.

Chu Tước

Chu Tước (朱雀) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học phương Đông.

Tứ Tượng là gì? Những bí ẩn phía sau Tứ Tượng mà bạn cần biết 1372731511

Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (朱鳥, con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước 雀), có màu đỏ (chu, 朱) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.

Ứng dụng của Tứ Tượng trong đời sống

Tứ TƯợng có rất nhiều ứng dụng thực tiễn được áp dụng vào đời sống hàng ngày. Từ phong thủy cho đến tướng số, từ kiến thức khoa học cho đến quan niệm dân gian đều có bóng dáng của Tứ Tượng trong đó. Cùng Blog Số Đề điểm qua vài ứng dụng của tứ tượng trong thực tiễn nhé!

Phong thủy của bàn làm việc theo Tứ Tượng

Hãy ngồi vào bàn làm việc và trong tư thế thẳng lưng nhìn về phía trước để có thể bắt đầu xác định phong thủy bàn làm việc theo vị trí Tứ Tượng. Xung quanh có 4 hình tượng, tượng trưng cho Thanh Long (trái), Bạch Hổ (phải), Chu Tước (trước) và Huyền Vũ (sau). Mỗi thánh thú thuộc về một hành khác nhau:

  • Huyền Vũ (màu đen, xanh tím than) tượng trưng cho Thủy.
  • Chu Tước (màu đỏ) thuộc hành Hỏa.
  • Bạch Hổ (màu trắng) tượng trưng cho hành Kim.
  • Thanh Long (màu xanh lá cây) tượng trưng cho hành Mộc.

Tứ Tượng là gì? Những bí ẩn phía sau Tứ Tượng mà bạn cần biết 1372731511

Xét về mặt tâm lý, hệ thần kinh luôn ý thức rằng chúng ta không có khả năng nhìn thấy các vật hoặc chuyển động ở phía sau. Khu vực này dễ bị tấn công, gây cảm giác bất an. Chiếc mai vững chãi của Rùa đen (Huyền Vũ) sẽ là điểm tựa tin cậy, mang lại cảm giác an toàn, yên ổn. Như vậy phía sau chỗ ngồi của bạn cần phải có bờ tường dựa hoặc tủ hồ sơ, để tạo thế Huyền Vũ vững chắc.

Mặt khác, khi nhìn về phía trước (Chu Tước), bạn muốn có tầm nhìn rộng lớn, không vướng víu. Nguồn cảm hứng lớn lao sẽ xuất hiện khi tầm mắt của bạn được phóng thật xa. Đó là nơi Phượng Hoàng sải cánh.

Phía bên phải bạn là Hổ trắng, biểu tượng của sự dũng mãnh và bạo lực tiềm ẩn. Năng lượng này cần được khống chế thật tốt. Điều này có nghĩa là nên bố trí đồ vật ở bên phải của phòng làm việc tương đối thấp so với mặt đất. Làm vậy bạn sẽ có bên mình một thú hoang thuần dưỡng.

Phía bên trái của bạn là Thanh Long. Nổi bật bởi trí thông minh, tầm nhìn rộng lớn và sự vững chãi, Rồng xanh tượng trưng cho ước nguyện về một tương lai rộng mở, tâm hồn bình an và cái nhìn phóng khoáng. Ở phía bên trái phòng làm việc này, bạn nên đặt những đồ vật cao, vượt quá tầm mắt.

Ngoài ra các hình tượng liên quan đến Tứ Tượng còn được ứng dụng vào các sản phẩm gốm sứ cao cấp. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm gốm sứ phong thủy có hình minh họa tứ tượng, tứ linh tại Gốm Bát Tràng Đoàn Quang.

Tags liên quan:

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.

Tin xem nhiều