Tìm hiểu sơ lược về kinh cúng tứ thời

Thần Cơ tiên tử Biên tập bởi: - Ngày: 17/06/2021 19:27:06

Sở dĩ các Đấng Thiêng Liêng dạy các tín đồ chọn những thời điểm Tý (12 giờ khuya), Ngọ (12 giờ trưa), Mẹo (6 giờ sáng), Dậu (6 giờ chiều).để cúng tứ thời là bởi vì vào bốn thời điểm này, là giao điểm đặc biệt của hai khí âm dương trong Càn Khôn Vũ Trụ: Thời Tý thì khí âm cực thịnh, khí Dương khởi sanh; thời Ngọ thì khí Dương cực thịnh, khí âm khởi sanh, thời Mẹo, Dậu thì hai khí âm Dương giao hòa. Hãy cùng Blog Số Đề tìm hiểu sơ lược về kinh cúng tứ thời.

Nguồn gốc của kinh cúng tứ thời

Đất nước Việt Nam nằm vào một vị trí đặc biệt, là ở giữa hai nước có nền văn minh cổ nhất của Châu Á, đó là Ấn Độ và Trung Hoa. Cho nên dân tộc Việt Nam được tiếp xúc với các nền triết lý Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo của hai quốc gia ấy. Những tinh hoa của nền văn minh Ấn Độ là đạo Phật đã kết hợp với những tinh hoa của nền văn minh Trung Hoa là đạo Lão và đạo Khổng, cùng với những tín ngưỡng cổ sơ của dân tộc ta, chẳng những tất cả không mâu thuẫn nhau, mà lại còn hòa đồng cùng nhau để tạo thành một tinh thần Tam giáo đồng nguyên. Tinh thần này được trải dài suốt các thời kỳ trong lịch sử đất nước ta, cho đến ngày hôm nay.

Đến tiền bán thế kỷ 20, tại miền Nam nước Việt có xuất hiện một nền tân tôn giáo, tổng hợp tinh hoa của các tôn giáo đã thâm nhập từ lâu vào dân tộc ta, đó là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay đạo Cao Đài, có tôn chỉ là Qui nguyên Tam giáo và Hiệp nhất Ngũ chi.

Tìm hiểu sơ lược về kinh cúng tứ thời 1061302684

Nội dung những bài kinh cúng tứ thời

Niệm Hương.

Khai Kinh.

Ngọc Hoàng Thượng Đế

Phật Giáo.

Tiên Giáo.

Nho Giáo.

Dâng Tam Bửu (Hoa, Rượu, Trà) dành cho thời cúng Tiểu Đàn hay Đại Đàn tại Tòa Thánh, Thánh Thất hay tư gia. Còn khi cúng tứ thời thì vào hai thời Tý, Ngọ dâng rượu; Mẹo, Dậu dâng trà.

Tìm hiểu sơ lược về kinh cúng tứ thời 1061302684

Lợi ích về mặt vật chất của kinh cúng tứ thời

Trước hết, thiết tưởng cũng cần phải nói thêm, trong đạo Cao Đài, cúng tứ thời thì phải đọc kinh; mà đọc kinh thì phải kèm theo âm nhạc.

Theo các nghiên cứu về âm học chúng ta biết được một số tác động của âm nhạc. Đã có một thí nghiệm thú vị sau đây: người ta đặt hai cái loa gần một cây con, một cho phát nhạc êm dịu, một cho phát nhạc kích động. Sau một thời gian, cây lớn dần lên, nhưng mọc nghiêng về phía loa phát nhạc êm dịu. Rõ ràng, âm nhạc đã tác động vào thực vật. Người ta ứng dụng kinh nghiệm của thí nghiệm trên vào nhiều lĩnh vực.

Lợi ích thứ hai có liên quan đến thời gian đọc kinh. Tất cả các sinh vật đều bị yếu tố thời gian chi phối. Vì có thời gian nên mới có sinh ra, lớn lên, già cỗi rồi chết đi; tức là thành, trụ, hoại, không. Thời gian là một thành tố không thể thiếu được của vũ trụ và thời gian tồn tại ngoài vòng tay của con người. Nghĩa là con người không có cách nào làm thời gian chậm lại hoặc nhanh hơn. Và thời gian dưới cái nhìn vĩ mô là một tổng thể các chu kỳ mà ngày nay mọi người đều biết đến dưới tên gọi chu kỳ sinh học.

Tìm hiểu sơ lược về kinh cúng tứ thời 1061302684

Lợi ích về mặt tinh thần của kinh cúng tứ thời

Trong cúng tứ thời, nhạc dùng theo lời kinh chủ yếu là hai điệu Nam Xuân và Nam Ai, nghĩa là một vui, một buồn. Điều này không ra ngoài qui luật vận hành âm dương của Đức Chí Tôn. Có vui ắt có buồn, nửa vui; nửa buồn và chẳng vui; chẳng buồn; tức là lưỡng nghi sanh tứ tượng. Lời kinh phối hợp với nhạc sẽ cấu thành một ngôn ngữ đặc biệt và sẽ tác động vào mọi hướng, cũng như âm nhạc tác động vào cây con. Vậy khi cúng tứ thời, chúng ta đọc kinh không những tác động vào cơ thể của chính mình mà còn vào môi trường chung quanh, đem lại cảm giác an bình cho mọi vật.

Ngoài ra, người đọc kinh khi cúng tứ thời còn có thể nhận thông tin nữa. Trong âm học, chúng ta đều biết hiện tượng cộng hưởng. Tức là nếu khảy đàn ở một nốt (là âm ở một cao độ nào đó trong bảy âm ở nhạc phương Tây và năm âm ở nhạc dân tộc Việt Nam) thì một dây đàn khác mang nốt cùng cao độ, dù không chạm tới cũng rung lên và phát ra âm thanh. Vậy khi đọc kinh đạt đến mức có một tâm hồn trong sáng, không một lo nghĩ, phiền muộn nào tức là đã tự nâng cõi lòng mình lên cùng cao độ với âm thanh của vũ trụ vốn phát ra thường xuyên. Đó cũng là lúc có được sự cộng hưởng, tức là nhận được thông tin từ vũ trụ, cũng như người xưa thường nói có cảm thì có ứng. Nhận được thông tin từ vũ trụ tức là thông công cùng tam thập lục thiên, tam thiên thế giới vậy.

Sau cùng, nếu suy nghĩ rằng chỉ cần đọc kinh cúng tứ thời hàng ngày là đủ thì cũng có phần phiến diện. Mỗi ngày người tu học chỉ tụng kinh bốn lần, thời gian còn lại vẫn phải sống, giao tiếp với xã hội chung quanh. Thời gian này cũng quan trọng không kém vì nó tạo điều kiện cho người học đạo nhìn thấy chính mình rõ hơn lúc nào hết. Có va chạm với người khác trong đời sống mới thấy mình tốt hay xấu, mình có thực sự trong sạch hay chưa, mình có trách nhiệm với xã hội đến mức độ nào. Chừng nào người học đạo còn chưa rõ là mình tốt hay xấu, còn bỏ mặc người khác trong đau khổ, còn tính toán lời lãi thì hành thể pháp thông công chẳng khác chi hát một bài hát vô nghĩa. Lúc đó, đúng là người học đạo đuổi theo âm thinh sắc tướng.

Tìm hiểu sơ lược về kinh cúng tứ thời 1061302684

Kết luận

Trên đây là vài nét sơ lược về kinh cúng tứ thời. Hy vọng bài viết trên của chúng tôi hữu ích đối với các bạn.

Tags liên quan:

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.

Tin xem nhiều