Nên dọn bàn thờ trước hay sau cúng ông táo?
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 25/06/2021 07:14:06
Bàn thờ là nơi tôn nghiêm, thể hiện lòng thành kính của các thành viên trong gia đình với thần linh và cội nguồn. Tuy nhiên, khá nhiều người còn lúng túng khi không biết nên dọn bàn thờ trước hay sau cúng ông Táo để không ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc. Để có được lời giải đáp cho thắc mắc trên, hãy cùng Blog Số Đề tham khảo bài viết sau đây.
Mục lục bài viết
Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?
Nhiều người Việt quan niệm rằng sau khi ông Công ông Táo lên chầu trời, vị trí bàn thờ - nơi an tọa của các vị thần sẽ bị trống, bởi vậy đây sẽ là thời điểm thích hợp để sái tịnh, bao sái (lau dọn bàn thờ) mà không sợ ảnh hưởng đến việc thờ cúng hay động chạm, xảy ra những điều không tốt cho gia đình.
Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt (công ty Phong Thuỷ Việt Nam), quan niệm này không chính xác: "Trên thực tế, bàn thờ là nơi linh thiêng tập trung rất nhiều năng lượng tốt lành cho cả nhà và tạo ra phúc đức, nên việc lau dọn (sái tịnh) bàn thờ có thể tiến hành thường xuyên, không nhất thiết theo dân gian vào đúng ngày ông Công ông Táo. Bất cứ thời điểm nào cuối năm, mọi người đều có thể sái tịnh bàn thờ được".
Sái tịnh (lau dọn) bàn thờ như thế nào là đúng chuẩn?
Để lau dọn bàn thờ bạn hãy tiến hành theo các bước dưới đây:
Xin phép trước khi lau dọn
Trước khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ, người xưa thường chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên và đi tắm rửa sạch sẽ. Sau đó, thắp 01 nén hương thông báo cho thần linh, tổ tiên biết ngày hôm nay sẽ sái tịnh bàn thờ.
Đồng thời khấn mời thần linh, tổ tiên tạm lánh sáng một bên để con cháu tiến hành lau dọn. Công việc này không kiêng kỵ bất kỳ ai, chỉ cần là người cẩn thận, tỉ mỉ, không để xảy ra đổ vỡ đồ thờ, ảnh gia tiên,… Lưu ý: Phải đợi sau khi hương tàn hết mới được bắt đầu công việc dọn dẹp.
Chuẩn bị đồ dùng lau dọn
Khi tiến hành lau dọn cần chuẩn bị khăn lau, chổi quét bàn thờ chuyên dụng hoặc dùng chổi, khăn mới. Nước lau dọn bàn thờ là nước từ 05 loại thảo dược gồm: Đinh hương, hồi, quế, tô mộc, bạch đàn, hoặc dùng rượu gừng để tẩy uế, làm sạch đồ thờ cúng.
Khi bao sái bàn thờ tuyệt đối không được dùng nước lạnh, bắt buộc phải dùng nước ấm. Nếu muốn có hương thơm thì đun lâu hơn bình thường để cho nước đặc hoặc cho thêm hương liệu.
Tiếp đến, gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn được trải giấy hoặc vải đỏ bên trên để đặt bài vị. Nếu bàn thờ có đặt chung bài vị các thần linh với gia tiên thì phải để cách xa nhau để tránh nhầm lẫn.
Tiến hành lau dọn
Các chuyên gia tâm linh khuyên rằng, nên lau dọn từ trên cao rồi mới xuống đến thấp, không được xê dịch bát hương, bức tượng, đồ cúng,… Trường hợp bất khả kháng phải xê dịch thì sau khi lau dọn phải hoàn nguyên đúng vị trí như ban đầu và tiến hành sám hối.
Nếu có bài vị của thần Phật thì cần ưu tiên lau trước và dùng nước mới để lau bài vị tổ tiên. Nghiêm cấm không được làm ngược lại.
Sau khi lau bài vị là đến phần dọn bát hương. Ngày nay, hầu hết mọi người đều đổ hết tro ra ngoài sau khi rút chân hương, tuy nhiên, người xưa cho rằng làm vậy rất dễ gây hao tài. Do đó, bạn có thể xúc từng thìa tro đổ ra ngoài rồi mới tiến hành vệ sinh bát hương đặt sang một bên.
Nếu là bát hương của tổ tiên thì dùng 07 tờ tiền vàng, bát hương thờ thần Phật thì sau khi khô ráo dùng 03 tờ tiền vàng đốt hơ xung quanh. Tiền vàng cháy được ½ thì bỏ vào trong bát hương, đợi cháy hết thì đổ hết tro vào một lần.
Sau khi vệ sinh sạch sẽ, đem bài vị thần Phật và gia tiên đặt lại chỗ cũ. Tuy nhiên, phải chuẩn bị một chiếc lò đặt dưới bàn thờ, trong có đốt than hoa và đợi khoảng 15 phút. Sau đó đốt 07 tờ tiền vàng làm dấu, hơ ở 04 hướng trái, phải, trên, dưới để khai quang, tiền vàng cháy được ⅔ thì bỏ vào lò than hoa.
Tiếp đó, đốt thêm 07 tờ tiền vàng để làm sạch vị trí muốn đặt bài vị thần linh và bát hương, sau đó mới đặt các đồ vật vào vị trí cố định. Sau khi lau dọn xong, thắp 03 nén hương và mời thần linh, tổ tiên về quy tụ.
Quy tắc lau dọn
Theo lời khuyên của các nhà chuyên gia tâm linh, gia chủ nên nhớ phải lau dọn bàn thờ từ cao đến thấp. Đồng thời, khi lau các bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh làm hỏng như bay màu sơn hay xước. Không nên sử dụng rượu, hóa chất hay cồn để lau tượng đồng nếu không tướng sẽ bị oxi hóa và bị xỉn màu.
Khi lau bát hương, bài vị phải lấy tay giữ cố định, không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, nước hoa, ngũ vị hương, phun rượu pha gừng giã nhỏ… lau cho sạch. Không để trong quá trình lau dọn bát hương hay bức tượng bị xê dịch.
Nếu có sự cố bất khả kháng phải xê dịch các bức tượng, đồ thờ hoặc bát hương… thì khi lau dọn xong phải sám hối và hoàn nguyên đúng vị trí như ban đầu.
Kết luận
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ đúng chuẩn cũng như giải đáp cho câu hỏi “Dọn bàn thờ trước hay sau cúng ông Táo?”. Nếu bạn đang quan tâm đến những chủ đề tương tự, hãy tiếp tục đồng hành cùng Blog Số Đề để có thêm nhiều tư vấn phong thủy hữu ích.
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều