Sơ lược cách cúng thôi nôi cho bé gái

Thần Cơ tiên tử Biên tập bởi: - Ngày: 17/06/2021 01:25:35

Thôi nôi là chính là một phong tục tập quán rất lâu đời của người Việt Nam. Những bữa tiệc thôi nôi được tổ chức có ý nghĩa vô cùng quan trọng mang lại sự an lành cho bé, nhất là những bé gái. Hãy cùng Blog Số Đề tìm hiểu về cách cúng thôi nôi cho bé gái đơn giản mà vẫn giữ gìn nét truyền thống nhé.

Lễ cúng thôi nôi là gì?

Theo quan niệm dân gian của cộng đồng người Việt và được ghi chép lại trong các thư tịch Phật giáo, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai hay còn gọi là Kim Hoa Thánh Mẫu) và các Đức Ông - mà trực tiếp là Thập nhị Tiên Nương (12 Bà Mụ) nặn ra. Mỗi bà Mụ sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc,… xấu hay đẹp cũng là do Mụ nặn ra cả. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (ba ngày tuổi), đầy tháng (một tháng tuổi) hay thôi nôi (một năm tuổi) thì bố mẹ, ông bà phải bày tiệc cúng Bà Mụ để tạ ơn Mụ đã mang đứa trẻ đến với gia đình và cầu xin các Mụ luôn nâng đỡ và ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành, lớn lên xinh xắn khỏe mạnh.

Sơ lược cách cúng thôi nôi cho bé gái  937173033

Mục đích việc cúng thôi nôi cho bé gái

Cúng thôi nôi hay còn gọi là cúng đầy năm có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc đời của mỗi bé. Ông bà ta tin rằng các em bé đều được sinh ra dưới bàn tay "nhào nặn" của 12 bà Mụ, vốn là các tiên chúa đầu thai mà thành. Các bà Mụ có nhiệm vụ là bao bọc sức khỏe cho bé trong những năm tháng non nớt đầu đời. Vì vậy, khi bé được tròn một tuổi thì gia đình có nhiệm vụ phải làm lễ để tạ ơn các Bà, mong các Bà sẽ tiếp tục dìu dắt để bé mãi khỏe mạnh, ngoan ngoãn, mau ăn chóng lớn.

Ý nghĩa của việc cúng thôi nôi cho bé gái

Kết thúc hành trình thiêng liêng của người mẹ mang trong mình một sinh linh bé bỏng cưu mang suốt chín tháng mười ngày, để rồi vượt qua cơn đau “ thập tử nhất sinh” để được nghe tiếng khóc chào đời của con đó là một sự hy sinh rất lớn. Cùng đồng hành suốt khoảng thời gian dài ấy chính là người chồng, ông bà bố mẹ và song hành mang ý nghĩa tâm linh chính là tâm niệm theo dân gian có sự đỡ đầu, sự phù hộ độ trì của tổ tiên và nhất là 12 bà mụ, 1 bà Chúa Thiên Thai Và 3 Đức Ông để mẹ tròn con vuông.

Vì thế thường sẽ tổ chức Lễ thôi nôi cho bé với ý nghĩa không chỉ khẳng định sự hiện hữu của một con người hay một thành viên mới trong xã hội, mà còn khẳng định vai trò của gia đình và xã hội đối với thành viên mới, thế hệ mới, sự cảm tạ, lòng biết ơn đối với những vị thần linh phù hộ gia đình.

Sơ lược cách cúng thôi nôi cho bé gái  937173033

Cách tính ngày cúng lễ thôi nôi cho bé gái

Lễ cúng thôi nôi bé gái được tính theo ngày sinh âm lịch. Lễ sẽ diễn ra khi bé tròn một tuổi. Ông bà ta thường có câu “gái lùi một, trai lùi hai” để chỉ cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé. Cụ thể là nếu là cúng thôi nôi bé trai thì sẽ được tính lùi xuống trước một ngày so với thời điểm bé tròn 1 tuổi. Và nếu là bé gái thì lùi xuống trước hai ngày.

Ví dụ, bé gái sinh vào ngày 19 tháng 7 năm thìn thì gia đình tổ chức cúng thôi nôi cho bé là mùng 17 tháng 7 năm tị. Theo dân gian, cúng thôi nôi cho bé nên tiến hành vào buổi sáng hoặc chiều tối là thích hợp nhất.

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, một số gia đình đã bắt đầu tính ngày cúng lễ cho bé theo dương lịch và chọn giờ cúng phù hợp với thời gian làm việc của các thành viên trong gia đình.

Sơ lược cách cúng thôi nôi cho bé gái  937173033

Lễ cúng thôi nôi bé gái cần gì?

Sau khi biết cúng thôi nôi cho bé gái ngày nào hợp lý thì gia đình cần chuẩn bị lễ vật cúng. Chuẩn bị 3 mâm cúng chính: 1 mâm lễ vật cúng 12 Bà Mụ và Đức Ông, 1 mâm lễ cúng Thần Tài – Thổ Địa và 1 mâm cúng kính Ông Táo – Bà Táo (nếu như gia đình có điều kiện)

Mâm cúng 12 Bà Mụ và Đức Ông gồm có:

1 đĩa trái cây ngũ quả gồm 5 loại quả khác nhau (xoài, đu đủ, dưa hấu, cam, táo,…).

1 bình hoa (có thể là hoa cúc, hồng, lay ơn,…).

Nhang, đèn cầy, gạo hủ, muối hủ và giấy cúng thôi nôi

1 tô cháo và 3 chén cháo cúng Đức Ông

Xôi : 12 đĩa nhỏ cho Bà Mụ, 1 đĩa lớn cho Bà Chúa

Chè: 12 chén nhỏ, 1 chén lớn (Bé trai thì làm chè đậu trắng – bé gái chè trôi nước)

1 con gà luộc (hoặc vịt luộc)

12 miếng trầu têm cánh phượng

Trà và bánh kẹo

1 ly rượu hoặc nước

Đồ chơi em bé

Heo sữa quay

Bánh hỏi

Sơ lược cách cúng thôi nôi cho bé gái  937173033

Kết luận

Theo tín ngưỡng và phong tục truyền thống Việt Nam lễ cúng thôi nôi là một nghi lễ thiêng liêng gắn liền với cuộc đời của mỗi người với cuộc sống sau này của cả bé trai và bé gái. Là nét đẹp văn hóa truyền thống của mọi người dân được gìn giữ tới ngày nay. Hình thức tín ngưỡng dân gian này mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng thờ mẫu, tìm hiểu sâu sắc thì qua đây cho thấy tín ngưỡng dân gian nói chung luôn hướng con người không chỉ biết tới hiện tại và tương lai, mà còn nhận rõ truyền thống văn hóa mang đậm tính bản sắc của gia đình - xã hội. Đồng thời, lễ cúng nhất là lễ cúng thôi nôi cho bé gái còn là sự biểu hiện của những ước muốn tốt đẹp của các thế hệ trước đối với các thế hệ kế thừa sau này.

Tags liên quan:

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.

Tin xem nhiều