Bài cúng về nhà mới theo văn khấn cổ truyền Việt Nam

Thần Cơ tiên tử Biên tập bởi: - Ngày: 17/06/2021 01:59:18

Theo phiên âm Hán Việt, "nhập" có nghĩa là vào - "trạch" có nghĩa là nhà. Và như vậy, lễ nhập trạch ở đây tức là: "lễ dọn vào nhà mới". Người ta vẫn thường có câu "trần sao thì âm vậy", lễ nhập trạch cũng giống như việc “đăng ký hộ khẩu” với chính quyền của một gia đình mới đến, nhưng chỉ khác một điều là thủ tục này được thực hiện với thần linh, thổ địa đang cai quản ngôi nhà. Nguyên tắc này không phải chỉ mới xuất hiện những năm gần đây mà nó là nghi lễ cổ truyền quan trọng được cha ông ta lưu truyền từ đời này sang đời khác, đã rất lâu rồi. Blog Số Đề sẽ giúp bạn có thêm thông tin về bài cúng về nhà mới theo văn khấn cổ truyền Việt Nam

Ý nghĩa của việc cúng về nhà mới

Nghi lễ khấn cúng lên nhà mới được coi là một trong những nghi lễ truyền thống của ông cha ta theo văn hóa tâm linh của người Việt mỗi khi cả gia đình chuyển về nhà mới. Lễ cúng về nhà mới này cũng áp dụng cả những trường hợp nhà mới xây hoặc cho nhà gia chủ mới mua. Đồng thời, đây là một trong các thủ tục khi làm nhà mà người Việt bắt buộc phải thực hiện:

Lễ Cúng Động Thổ ( đây là lễ để xin phép Thổ Công thổ địa ở đất xây nhà để bắt đầu quá trình xây dựng, Khấn Cúng động thổ)

Lễ Cúng Cất nóc (lễ trước khi đổ mái nhà – được hiểu là báo cáo với Thổ Công và Trời Đất rằng công việc xây dựng nhà đã hoàn tất, Khấn cúng cất nóc)

Lễ Cúng Nhập Trạch (lễ dọn về nhà mới, khấn cúng nhà mới). Theo quan niệm dân gian nghi lễ nhập trạch tương đương như đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa của ngôi nhà. Mua nhà mới, chuyển nhà mới, sửa nhà hay xây nhà là một việc to lớn trong cuộc đời mỗi người, nó đánh dấu sự hưng thịnh phát triển của mỗi gia đình. Quả thật đúng như vậy, người xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Khi làm đúng nghi thức chuyển nhà mới thì gia chủ sẽ cảm thấy yên tâm về mặt tinh thần, mang lại niềm tin trong cuộc sống, điều đó thật tốt đẹp, như một bước chạy đà cho gia chủ khi về sống ở nhà mới

	Bài cúng về nhà mới theo văn khấn cổ truyền Việt Nam 1834806049

Chọn giờ tốt để thực hiện nghi lễ về nhà mới

Thông thường, việc chọn ngày giờ tốt để về nhà mới cần phải đi tham khảo một số sách về phong thủy hoặc đến các thầy phong thủy có kinh nghiệm để chọn giờ tốt phù hợp với mệnh của gia chủ và hướng nhà để dọn đến nhà mới. Nếu chọn ngày giờ không tốt sẽ mang đến những điều kém may cho cả gia đình.

	Bài cúng về nhà mới theo văn khấn cổ truyền Việt Nam 1834806049

Lễ vật làm mâm cơm cúng nhà mới

Chuẩn bị lễ vật làm mâm cơm cúng nhà mới gồm có 3 mâm:

Mâm trái cây

Khi sắm sửa trái cây để cúng nhà mới nên mua ít nhất 5 loại, bày biện theo số lẻ. Khi chọn trái cây, nên chọn những trái chín và không nẫu, thối. Gia chủ nên rửa sạch, để ráo nước trước khi bày lên ban thờ để mâm cúng được sạch sẽ.

Mâm nhang đèn, hương hoa

Chuẩn bị một loại hoa tươi như hoa hồng, hoa cúc hay hoa ly để cắm vào lọ theo số bông lẻ. Ngoài ra, mâm cúng cũng không thể thiếu 3 cây nhang, 2 cây nến nhỏ đặt 2 bên và cau trầu đã têm. Vàng mã, muối gạo và 3 chén nước đầy cũng là những lễ vật cần phải có khi chuẩn bị mâm cúng.

	Bài cúng về nhà mới theo văn khấn cổ truyền Việt Nam 1834806049

Bài cúng về nhà mới xây

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy: Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Kính mong các ngài vị Thần Linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay ngày lành tháng tốt là ngày... tháng... năm... Âm lịch.

Tín chủ con là:...

Ngụ tại:...

Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ trang nghiêm kính cúng dâng bày lên trên án, trước bản toạ chư vị Tôn Thần kính cẩn tâu trình:

Các ngài Thần Linh thông minh chính trực giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị Minh Thần, gia án tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào. Người người sẽ luôn được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dầy các vị bề trên, thương xót, phù trì bảo hộ.

Tín chủ sẽ lại mời các vong linh tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn Thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thịnh vượng an khang. Bốn mùa xanh tươi không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

	Bài cúng về nhà mới theo văn khấn cổ truyền Việt Nam 1834806049

Bài cúng về nhà mới thuê

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy Tiên nội ngoại họ...

Hôm nay là ngày... tháng... năm...

Gia đình và các thành viên chúng con mới dọn đến đây là:...

Chúng con thành tâm sắm lễ trang nghiêm, với các lễ quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, các vị Thần Thánh, ông bà cha mẹ, chúng con đã chuyển đến ngôi nhà mới.

Cúi xin các các ngài các cụ, ông bà cùng nội ngoại họ... thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, tài lộc, gia đạo hưng thịnh, bình an mạnh khoẻ. Chúng con nghiêm nghị lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

	Bài cúng về nhà mới theo văn khấn cổ truyền Việt Nam 1834806049

Kết luận

Bài cúng nhà mới là nghi thức vô cùng quan trọng, thể hiện lòng thành kính ra mắt thần thánh trong nhà mới. Tuy không yêu cầu phải quá cầu kỳ nhưng cùng với bài cúng là mâm cơm cúng gia tiên, thần linh khi về nhà mới cũng cần phải đầy đủ những lễ vật quan trọng không thể thiếu.

Tags liên quan:

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.

Tin xem nhiều