Cúng mùng 3 Tết thế nào cho đúng?

Thần Cơ tiên tử Biên tập bởi: - Ngày: 17/06/2021 01:54:40

Việt Nam không chỉ đa dạng về vùng miền, phong tục mà còn khác nhau cả về những nét văn hóa. Ngày lễ hóa vàng - lễ tạ âm cảnh được thực hiện khác nhau ở từng nơi, có thể là ngày mùng 2, mùng 3, mùng 4 hoặc mùng 7 - ngày khai hạ bàn thờ. Nhưng đa số, ngày lễ hóa vàng thường được cúng vào ngày mùng 3 âm lịch. Lễ hóa vàng là sự cầu mong một năm vạn sự tốt lành, sự phù hộ của ông bà và các vị thần. Blog So De sẽ chia sẻ với các bạn cách cúng mùng 3 Tết thế nào cho đúng?

Ý nghĩa của cúng ngày mùng 3 tết

Theo cuốn Phong tục thờ cúng của người Việt, lễ hóa vàng hay còn gọi là lễ cúng Đưa thường được thực hiện vào ngày mùng 3 Tết Nguyên đán. Với quan niệm “Âm dương nhị đồng nhất lý”, nghĩa là đã có mời thì phải có đưa, vì cúng vào chiều 30 Tết với mong muốn mời Tổ tiên về ăn Tết thì lễ cũng vào ngày mồng Ba là để tiễn các cụ trở lại thế giới bên kia.

Lễ phẩm giống như các món đãi lễ trong các ngày Tết, chỉ thêm đĩa xôi, con gà và thay mới hương hoa, trầu cau. Cúng đưa xong là làm lễ hóa vàng.

Vàng mã làm bằng giấy tương tự các đồ dùng của người đã khuất lúc sinh thời. Người hóa vàng ở giữa sân hoặc ở một góc vườn sạch sẽ, thắp hương biện lễ rồi châm lửa đốt cho đến lúc tất cả đều cháy là xong.

Theo tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.

Việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mồng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán. Điều quan trọng nhất là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, phật.

Cúng mùng 3 Tết thế nào cho đúng? 1515918776

Mùng 3 Tết nên hóa vàng vào giờ nào? Cúng lúc nào?

Khung giờ tốt để tiến hành lễ hóa vàng trong ngày mùng 3 Tết gồm: Giờ Thìn (7h-9h); Giờ Ngọ (11h-13h); Giờ Mùi (13h-15h); Giờ Tuất (19h-21h).

Ngoài ngày mùng 3 Tết hóa vàng như thông lệ, năm Tân Sửu 2021 cũng có thể hóa vàng vào ngày mùng 4 Tết. Tuy nhiên, nếu bố trí được tốt nhất vẫn là ngày mùng 3.

Nếu hóa vàng vào ngày mùng 4 Tết nên chọn giờ tốt đó là: Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).

Cúng mùng 3 Tết thế nào cho đúng? 1515918776

Mâm cỗ cúng ngày 3 Tết

Bánh chưng, bánh tét: Bánh chưng (đối với miền Bắc) và bánh tét (đối với miền Trung và miền Nam) là 2 món bánh không thể thiếu trong dịp đầu xuân như thế này. Lớp nếp dẻo, xanh ăn cùng với nhân đậu xanh, thịt mỡ của 2 món bánh là đặc trưng của ngày Tết truyền thống Việt Nam và sẽ khó có thể có một cái Tết trọn vẹn nếu thiếu đi bánh chưng và bánh tét.

Gà luộc: Với cách chế biến đơn giản thể hiện sự dân giã và bình dị, gà luộc là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ trong những dịp lễ cúng. Đối với Tết Nguyên đán, gà được cắt tiết và làm sạch từ đêm 30 (do tránh sát sinh vào dịp năm mới) để chuẩn bị cho mâm cúng các mùng.

Canh miến: Canh miến là đặc sản của miền Bắc vào dịp năm mới. Trong tiết trời se lạnh, được ăn 1 bát canh miến nóng hổi thì còn gì tuyệt hơn chứ! Canh có thể thể được nấu cùng các nguyên liệu khác nhau tùy vào mỗi gia đình.

Canh khổ qua: Nếu canh miến là đặc sản của Tết miền Bắc thì canh khổ qua nhồi thịt là đặc sản của miền Trung và miền Nam. Người dân 2 miền cứ đến dịp cuối năm sẽ lại làm món canh với vị đắng đặc trưng này với niềm tin rằng, khi ăn xong thì "mọi nỗi khổ đau của năm cũ sẽ qua đi", chào đón một năm mới tốt lành hơn.

Mâm ngũ quả: Chưng mâm ngũ quả vào ngày Tết Nguyên đán đã là truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Mỗi loại quả trên mâm mang ý nghĩa gửi gắm những nguyện vọng của gia đình cho năm mới và mong sao có thể đạt được những nguyện vọng đó.

Cúng mùng 3 Tết thế nào cho đúng? 1515918776

Văn khấn hóa vàng mùng 3 Tết

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm.................

Chúng con là: .............................................................tuổi.....................

Hiện cư ngụ tại.......................................................................................

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Cúng mùng 3 Tết thế nào cho đúng? 1515918776

Kết luận

Cúng mùng 3 Tết là một trong những hoạt động phổ biến của dịp Tết nguyên đán. Hy vọng rằng, bài viết mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn chuẩn bị lễ hóa vàng thành công là sự cầu mong một năm vạn sự tốt lành, sự phù hộ của ông bà và các vị thần.

Tags liên quan:

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.

Tin xem nhiều