Gà đá/gà chọi/gà nòi là gì? Đặc điểm qua các dòng gà chọi nổi tiếng
Biên tập bởi: Thần Cơ tiên tử - Ngày: 10/06/2021 18:45:04
Gà nòi hay còn gọi là (gà đá, gà cựa, gà chọi). Là một giống gà nội địa của Việt Nam được nuôi phục vụ cho những trận đá gà. Là một trong ba giống gà có khả năng chiến đấu của Việt Nam. Gà có khí chất cương mãnh, dáng vẻ hùng dũng, oai vệ, tính chiến đấu cao và những miếng đánh hiểm hóc, đẹp mắt và là một trong những giống gà tiêu biểu của Việt Nam. Gà đá/gà chọi/gà nòi là gì? Đặc điểm qua các dòng gà chọi nổi tiếng như thế nào? Sau đâu hãy cùng Blog Số Đề đi tìm hiểu chi tiết về những vấn đề này bạn nhé!
Mục lục bài viết
Gà đá/gà chọi/gà nòi là gì?
Giống gà nòi được nuôi ở nhiều địa phương trên cả nước. Mỗi miền có một tên gọi khác nhau nhưng những cái tên đó đều chỉ gà nòi. Gà nòi ở miền Bắc còn được gọi là gà chọi. Theo tiếng Bắc thì chữ “Chọi” có nghĩa là đánh lẫn nhau. Ở miền Trung thường gọi gà nòi là gà đá. Ý nghĩa của chữ “đá” là diễn tả cách gà nòi cùng chân đá con gà đối thủ ở trong trận đấu. Còn ở miền Nam thì tên gọi gà nòi được giữ nguyên.
Mặc dù dùng ba danh từ khác nhau để diễn tả. Nhưng các tay chơi gà tại các miền khác nhau trên nước Việt Nam đều hiểu rõ các danh từ địa phương. Và vui vẻ chấp nhận những danh xưng về gà nòi này một cách hài hòa. Trong miền Nam, nơi sản sinh ra nhiều giống gà cựa hay. Các tay nuôi gà nòi thường chuyên biệt về một loại gà đòn hay cựa chứ không chuyên cả hai loại.
Nhưng các tay chơi gà cựa hay gà đòn cũng dùng hai chữ “gà nòi” để nói đến loại gà mình nuôi, mặc dù có sự khác biệt rất rõ ràng giữa hai loại gà này như đã phân tích ở phần trên. Theo thông lệ thì những tay chơi gà đòn không tham gia vào các trận đấu của dân chơi gà cựa và ngược lại nguyên nhân chính là hai loại gà này có những cách nuôi và kỹ thuật khác nhau trong việc huấn luyện xoay xổ, cũng như cách dưỡng gà để ra trường.
Đặc điểm ngoại hình gà nòi
Miền Bắc
Gà chọi miền Bắc thường tập trung vào lối nuôi gà đòn. Là loại gà sử dụng đòn thế để tấn công. Thế ra đòn chậm nhưng mạnh, trúng đòn cũng ảnh hưởng nhiều đến tính mạng. Các dòng gà chọi hay nhất miền Bắc thường đến từ:
-
Nổi tiếng ở miền Bắc thì có thể kể tới cái tên đầu tiên là gà Thổ Hà (Bắc Giang) Đồ Sơn (Hải Phòng)
-
Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội)
-
Ngoài ra còn có các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú thọ, Sơn La, Đô Lương – Nghệ An.
Gà nòi hay tại miền Bắc thường là những giống gà đòn truyền thống có mặt từ lâu đời tại Việt Nam. Nếu như ngày nay đá gà cựa đang dần phát triển mạnh mẽ thì đá gà đòn vẫn luôn có một chỗ đứng riêng biệt và vô cùng vững chắc. Đặc biệt trong hội đá gà thì những chú gà chọi đẹp nhất miền Bắc luôn được khoe tài cùng một dáng vẻ oai phong khiến người chơi hội không thể bỏ qua.
Miền Trung
Miền Trung có nhiều lò gà tên tuổi: Ninh Thuận có gà Phan Rang; Khánh Hoà có gà Vạn Giã, Gò Dúi; Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh, đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng gà đòn ( gà đòn Bình Định ). Nếu đá gà liên tỉnh, các nơi gặp gà chọi Bình Định phải thận trọng. Bình Định có nhiều lò gà nổi danh: Hoài Nhơn có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải); Hoài Ân có gà Mộc Bài (Ân Phong); Phù Cát có gà Cát Chánh; Tuy Phước có gà Gò Bồi; Quy Nhơn có gà Phú Tài, đặc biệt Tây Sơn có gà Bắc Sông Kôn (dòng gà Nguyễn Lữ lưu truyền).
Trong các giống gà kể trên thì gà chọi Khánh Hòa và gà nòi Bình Định. Là những cái tên đại diện cho các giống gà miền Trung. Không những đẹp về ngoại hình vóc dáng mà trong mỗi trận chọi gà hay. Thì những chiến kê này luôn có những cách khắc lối gà chọi đối thủ vô cùng tài tình. Đó là những điểm mạnh và điểm cuốn hút của mỗi trận đá gà miền Bắc, miền Trung
Miền Nam
Miền Nam có gà Chợ Lách (Bến Tre), gà Cao Lãnh (Đồng Tháp), gà Châu Đốc (An Giang), gà Bà Điểm. Tuy nhiên ở miền Nam chủ yếu đá gà cựa. Đá gà cựa là một hình thức sát phạt, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén. Chơi gà cựa thiên về ăn thua, không chiêm ngưỡng được tài nghệ của gà. Gà nòi cựa hay còn gọi là gà nòi.
Nhưng để phân biệt với giống gà nòi của Miền bắc, nên có nhiều nơi người ta gọi là gà cựa. Hay gà nòi cựa, xuất xứ cũa nó là do những di dân từ Chiêm Thành khai phá vào miền Nam. Khi đi họ mang theo lương thực là những giống gia cầm, một số đã sống sót và phát triển nên dòng gà nòi ngày nay.
Miền Nam có lối gà cựa rất được thịnh hành, với sự hỗ trợ của các loại cựa sắt sắc bén. Khiến cho các trận đấu gà chọi miền Nam có tính sát phạt rất cao, thiên về ăn thua. Nhưng lại khó chiêm ngưỡng được tài nghệ của các chiến kê.
Phân biệt gà nòi và gà chọi thuần chủng
Gà nòi còn có tên gọi khác là gà chọi. Tuy nhiên gà chọi thuần chủng khác gì với gà nòi (hay còn gọi là gà chọi)? Ta có thể phân biệt gà chọi thuần chủng qua những đặc điểm sau. Để tạo ra được giống gà chọi thuần chủng thì từ đời gà bố, mẹ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến nòi giống của gà chọi thuần chủng sau này.
Đời gà bố của giống gà chọi thuần chủng
Một con gà trống giống phải là chú gà chiến có sức khỏe, thân hình cao lớn, sức dẻo dai, dáng đẹp. Chân của gà trống bố thanh, nhỏ, khô. Hàng vảy đi, vảy kiếm có cấu tạo rõ ràng, sắc nét.
Đời gà mẹ của giống gà chọi thuần chủng
Gà trống bố chỉ quyết định 30% thể trạng của con nhưng gà mái mẹ lại quyết định tới 70% di truyền đời con. Và muốn có giống gà con chất lượng thì việc chọn lựa gà mẹ phải là người có kỹ thuật cao.
Blog Số Đề đã giới thiệu cho bạn về gà đá/gà chọi/gà nòi là gì cũng như cách phân biệt gà nòi, gà chọi thuần chủng qua đặc điểm dáng hình, kích thước. Chỉ thông qua cách chọn gà bố mẹ để cho ra đời giống gà chọi thuần chủng.
Gửi đánh giá, thảo luận
Tin xem nhiều