Văn khấn tết Đoan Ngọ ngoài sân và trong nhà chi tiết nhất

Thần Cơ tiên tử Biên tập bởi: - Ngày: 25/09/2022 09:18:24

Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) là một trong những ngày Tết truyền thống ở Việt Nam. Vào ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam, các gia đình thường phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng và làm mâm cúng dâng lên tổ tiên, đất trời. Trong lễ cúng đó, bài văn khấn tết Đoan Ngọ sẽ giúp cho lễ cúng thêm phần tươm tất, thành kính, thể hiện được lòng thành của gia chủ. Dưới đây là 2 bài văn khấn cúng Tết Đoan ngọ của Blog Số Đề chi tiết nhất.

Khái niệm về Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ là một trong những lễ Tết lớn của nước ta, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, hay còn gọi là Tết Đoan Dương hoặc Tết Giết sâu bọ. Theo quan niệm người xưa vào ngày này thì sâu bọ, giun, sán,… bên trong hệ tiêu hoá sinh sôi phát triển nguy hại cho sức khoẻ vì vậy cần tiêu diệt chúng.

Đây được xem là một trong những ngày lễ truyền thống mang ý nghĩa văn hóa phong phú. Nó có mặt không chỉ ở riêng Việt Nam hay Trung Quốc mà còn có mặt ở Triều Tiên, Hàn Quốc. Đó là lý do, Tết Đoan ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.Để tưởng nhớ, dân chúng đã đặt ngày Tết Đoan ngọ là ngày "Tết diệt sâu bọ" và đây cũng là dịp để thờ cúng tổ tiên được lưu truyền tới ngày nay.

Mặt khác, gọi Tết Đoan Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Lễ cúng như một cách để diệt trừ" sâu bọ", xua đuổi hết bệnh tật...Bên cạnh việc trừ trùng phòng bệnh, người dân còn quan niệm rằng việc dân trái cây, phẩm vật cúng tổ tiên vào ngày này còn với mục đích để cầu mong một mùa bội thu.

Văn khấn tết Đoan Ngọ ngoài sân và trong nhà chi tiết nhất 850502859

Cúng Tết Đoan ngọ vào giờ nào, ngày nào thì tốt

Từ xưa đến nay, lễ cúng Tết Đoan ngọ thường được thực hiện vào buổi trưa ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm. Đoan ngọ có nghĩa là vào đầu giờ ngọ, từ 11h trưa – 1h chiều. Đây là thời điểm tốt nhất để làm lễ cúng, trong đó giờ đẹp nhất là lúc 12h trưa. Vì theo quan niệm của dân gian, đây là thời điểm dương khí thịnh nhất trong ngày cũng như trong năm.

Vào khoảng thời gian này, những người ở vùng nông thôn sẽ rủ nhau đi hái lá thuốc để chữa các bệnh về đường ruột, ngoài da, cảm mạo hoặc dùng để nấu nước xông. Đối với vùng thành thị, người dân có tục lệ mua lá thuốc vào ngày diệt sâu bọ.

Tuy nhiên, nếu gia đình nào không thể thu xếp thời gian để làm lễ cúng vào buổi trưa, thì có thể cúng vào lúc 7 – 9h sáng. Đây cũng là khung giờ hoàng đạo trong ngày, thích hợp để thực hiện các nghi lễ tâm linh.Trong năm 2022, Tết Đoan ngọ mùng 5/5 âm lịch sẽ rơi vào ngày mùng 3/6 dương lịch. Tức là ngày thứ sáu trong tuần đầu tiên của tháng 6.

Văn khấn tết Đoan Ngọ ngoài sân và trong nhà chi tiết nhất 850502859

Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ đầy đủ nhất

  • Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, các loại hoa quả theo mùa (mận, vải, đào...), bánh tro, xôi, chè... Ngoài ra, người Nùng ở Mường Khương - Lào Cai còn làm bánh khúc để dâng cúng tổ tiên, thần thánh trong dịp Tết giết sâu bọ.

  • Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung: Lễ cúng của người miền Trung cũng tương tự như người miền Bắc. Tuy nhiên, món cơm rượu nếp trong lễ cúng chỉ sử dụng nếp trắng bình thường và cơm rượu được nén thành từng khối chứ không rời như miền Bắc. Ngoài ra, người miền Trung còn hay cúng vịt (vịt nướng, tiết canh vịt...) trong dịp Tết Đoan Ngọ. Riêng người Huế còn cúng cả chè kê, một món đặc sản của vùng này trong dịp Tết Đoan Ngọ.

  • Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam: Ngoài những thứ không thể thiếu như hương, hoa, vàng mã, người miền Nam cũng cúng cơm rượu nếp nhưng cơm rượu nếp trắng sẽ được viên thành những khối tròn thay vì để rời như miền Bắc hay ép thành khối như miền Trung. Bên cạnh đó, vào Tết Đoan Ngọ, người miền Nam còn ăn cả chè trôi nước và bánh ú (một món bánh tương tự bánh tro của miền Bắc).

Văn khấn tết Đoan Ngọ ngoài sân và trong nhà chi tiết nhất 850502859

Văn khấn Tết Đoan Ngọ ở trong nhà

Người cúng đốt 9 ngọn nến, thắp 9 nén nhang, quỳ lạy 9 lạy và khấn:

"Con nhất tâm kính bái, cung thỉnh cha mẹ, ông bà, gia tiên tiền tổ nội ngoại, hôm nay là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, ngày Tết Đoan Ngọ năm (thời gian hiện tại) vào giờ nhâm ngọ thanh long hoàng đạo là giờ cát tường, chúng con với tấm lòng thành kính hiếu nghĩa xin sửa soạn lễ vật, tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh kính mời cha mẹ, ông bà, cùng gia tiên tiền tổ nội ngoại hạ đàn thụ hưởng và chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.

Kính lạy cha mẹ ông bà cùng gia tiên nội ngoại, nhân ngày Tết Đoan Ngọ con cung thỉnh kính mời gia tiên nội ngoại trợ duyên cho chúng con làm lễ cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế bảo vệ mùa màng cho nhân dân, gia ân cho hương linh tiên tổ được mát mẻ ở nơi thiên giới, chúng con thỉnh cầu cha mẹ, ông bà, gia tiên tiền tổ nội ngoại phù hộ độ trì cho chúng con, Cầu tài tài đến. Cầu phúc phúc lai. Cầu đức đức thịnh. Cầu lộc lộc tồn. Hanh thông sự nghiệp vạn sự cát tường như ý.

Chúng con nhất tâm quy mệnh lễ, thành kính cung thỉnh lên gia tiên nội ngoại cầu xin gia tiên chứng lễ.

Chúng con xin đa tạ.

Chúng con xin đa tạ.

Chúng con xin đa tạ."

Văn khấn tết Đoan Ngọ ngoài sân và trong nhà chi tiết nhất 850502859

Kết luận

Với những thông tin trên của Blog Số Đề, hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về ngày Tết Đoan Ngọ cũng như văn khấn tết đoan ngọ và biết được thời gian diễn ra ngày Tết đoan ngọ 2022 để cùng gia đình mình chuẩn bị cho dịp lễ này nhé! Bên cạnh đó, hãy dành những lời chúc Tết Đoan ngọ hay và ý nghĩa nhất cho người thân và bạn bè nhé.

Tags liên quan:

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.

Tin xem nhiều