Gà bị bệnh đậu: Nguyên nhân, cách chữa, cách phòng tránh

Thần Cơ tiên tử Biên tập bởi: - Ngày: 11/06/2021 19:29:45

Bệnh đậu gà là bệnh thường xuất hiện ở gà khi thời tiết hanh khô. Với những biểu hiện nổi bật nhất là quanh vùng mào và mắt nổi lên những hạt mụn lớn như hạt đỗ. Gà bị bệnh đậu nếu để lâu có thể khiến cho gà bị chết. Blog Số Đề sẽ chia sẻ đến các sư kê, chủ kê về nguyên nhân gây nên bệnh đậu gà. Các triệu chứng và đặc biệt là cách chữa trị bệnh đậu gà cho gà chọi.

Nguyên nhân gây bệnh đậu gà ở gà chọi

Bệnh do virus thuộc nhóm Avipox gây ra, thường xảy ra vào mùa đông, lúc tiết trời khô hanh hoặc ẩm ướt và môi trường thiếu sáng. Gà con 1 - 3 tháng rất mẫn cảm với bệnh. Ruồi, muỗi là các tác nhân mang virus truyền bệnh trung gian thông qua vết chích, cắn.

Bệnh có thể lây lan sang đàn nhanh chóng qua chất thải của gà bệnh và gà khoẻ vô tình tiếp xúc, hoặc do cọ xát hoặc cắn nhau, gà bệnh lây lan bệnh cho gà khỏe. Đây là loại virus có thể sống lâu đến 56 ngày trong cơ thể muỗi, nhưng rất dễ bị diệt bằng hơi nóng ẩm. Dùng hợp chất formol 3% ở 200C và iod 1/400, phenol 5% chỉ sau 30 phút phun sẽ làm mất khả năng sống của virus.

Gà bị bệnh đậu: Nguyên nhân, cách chữa, cách phòng tránh 1752529388

Triệu chứng của bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà có các thể bệnh và các triệu chứng nổi bật sau. Mà các sư kê cần lưu ý để nhận biết sớm, tránh để bệnh kéo dài sẽ khó chữa trị.

Thể quá cấp

Thể bệnh này thường xuất hiện ở những khu vực nuôi gà chọi chưa có lịch sử bị bệnh trước đó.

  • Gà chọi thở khó khăn, thường há mỏ để thở. Nhưng vẫn thở khò khè.

  • Mào gà chuyển sang màu tím ngắt.

  • Niêm mạc miệng có nhiều chấm đỏ.

Thể cấp tính

  • Gà chọi xuất hiện các hạt mụn đậu ở yết hầu, mào, quanh mắt.

  • Gà có thể bị viêm màng mũi.

  • Yết hầu, khóe miệng, họng có thể xuất hiện các lớp màng giả.

  • Gà ăn uống kém đi, miệng chảy nhớt, mủ.

Thể mạn tính

  • Gà chọi bị sổ mũi và có các màng giả.

  • Gà mệt mỏi, ũ rủ rồi dẫn đến chết.

Những hạt mụn thường mọc ở các vị trí không có lông bao phủ. Ban đầu, các nốt mụn có màu đỏ hoặc xám giống như một nốt sần. Sau đó lớn dần lên, khiến da gà trở nên sần sùi. Đến khi nốt mụn chuyển sang màu vàng, trở nên mềm nhũn thì nốt mụn sẽ bị vỡ ra.

Gà bị bệnh đậu: Nguyên nhân, cách chữa, cách phòng tránh 1752529388

Cách phòng bệnh đậu gà ở gà chọi

Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm phòng vaccine. Tiêm chủng cho gà con 7 - 10 ngày tuổi bằng vacxin đậu gà. Dùng kim đâm qua màng cánh, sau 5 ngày cần kiểm tra lại vết chủng, nếu thấy vết chủng không cương to như hạt tấm thì phải chủng lại lần hai; Gà thịt tiêm phòng 1 lần vào lúc 7 - 15 ngày tuổi; Gà làm giống có thể tiêm phòng lại lần 2 trước khi lên đẻ.

Cách chủng đậu: 1 lọ vaccine 1.000 liều pha với 5 ml nước cất lắc đều lấy kim may khâu lỗ to hoặc ngòi bút mực nhúng ngập vaccine rồi đâm thủng da nách cánh là được. Sau khi tiêm chủng vaccine 1 - 2 lần, gà được miễn dịch suốt đời. Cùng với đó là thực hiện các biện pháp an toàn sinh học như: Áp dụng biện pháp quản lý cùng vào cùng ra.

Sau mỗi đợt nuôi phải vệ sinh, sát trùng chuồng trại triệt để; Trong quá trình nuôi sát trùng chuồng trại định kỳ mỗi tuần 1 lần với các loại thuốc sát trùng có hiệu lực diệt virus. Lúc thời tiết thay đổi hoặc khi gà phải trải qua những stress trong quá trình nuôi như tiêm vaccine, vận chuyển nên tăng cường sức đề kháng cho gà bằng hỗn hợp vitamin, Vitamin C và chất điện giải.

Gà bị bệnh đậu: Nguyên nhân, cách chữa, cách phòng tránh 1752529388

Cách chữa bệnh đậu gà ở gà chọi

Do tính chất lây lan của bệnh nên các sư kê cần phải cách ly gà bệnh và gà khỏe riêng. Vệ sinh và khử trùng chuồng trại đặc biệt là các lông gà, vảy gà rụng trong chuồng.

  • Dùng bông gòn thấm nước muối pha loãng. Để vệ sinh các nốt mụn đậu gà cho gà chọi.

  • Sau đó bôi lên các nốt mụn bằng Glycerin10%, CuSO4 5% để sát trùng.

  • Bôi dung dịch Xanh Methylen 1% hoặc Lugol 1% lên các nốt mụn hàng ngày. Để các nốt mụn khô lại và tự bong ra.

  • Bổ sung thêm các chất vitamin và khoáng chất cho gà chọi. Như vitamin A, vitamin C, B complex.

  • Cho gà uống thêm kháng sinh nếu bị nặng. Trộn kháng sinh Amoxycol, Ampicol, Genta- costrim với thức ăn cho ăn trong khoảng từ 3 – 5 ngày.

Lưu ý

  • Vệ sinh chuồng trại, sát trùng thường xuyên chuồng trại. Dụng cụ trong quá trình gà bị bệnh. Để không cho các mầm bệnh có môi trường phát triển.

  • Đốt bỏ các chất thải, các chất độn chuồng và độn ổ đẻ trứng của gà.

  • Các sư kê, chủ kê không nên tiếng các vật liệu dùng để độn chuồng gà. Vì đây là nơi mà các vi khuẩn gây bệnh dễ phát triển và sinh sôi. Ngoài ra, chuồng trại cần thoáng để tránh việc phát sinh ruồi muỗi.

Với việc lây truyền dễ dàng, thì bệnh đậu gà có thể ảnh hưởng đến gà chọi trên diện rộng. Các sư kê nếu không phòng chống và vệ sinh chuồng gà cẩn thận. Thì rất dễ bị lây bệnh từ những con gà khác. Đặc biệt là muỗi và những con vật ký sinh. Nên phải thường xuyên cắt lông gà.

Gà bị bệnh đậu: Nguyên nhân, cách chữa, cách phòng tránh 1752529388

Bài viết chia sẻ về gà bị bệnh đậu. Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh đậu gà. Chúc các sư kê có thể có được chiến kê khỏe và đá tốt.

Tags liên quan:

Gửi đánh giá, thảo luận

* Bắt buộc nhập

 Cám ơn bạn đã đánh giá sao.

Tin xem nhiều